Quy trình kiểm tra khi nhập kho đối với máy bơm nước chữa cháy dự trữ quốc gia được thực hiện như thế nào?

Quy trình kiểm tra khi nhập kho đối với máy bơm nước chữa cháy dự trữ quốc gia được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Nội dung chính

    Tại Mục 4.3 Thông tư 09/2017/TT-BTC về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng) dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định quy trình kiểm tra khi nhập kho như sau:

    Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện kiểm tra máy bơm nước chữa cháy khi nhập kho theo các nội dung sau:

    (1) Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

    - Giấy tờ do đơn vị cung cấp hàng cung cấp

    -  Đối với máy nhập khẩu, phải có đủ các hồ sơ sau

    + Giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất đối với lô máy bơm;

    + Giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất đối với lô trang thiết bị;

    + Giấy chứng nhận xuất xứ lô máy bơm;

    +Giấy chứng nhận xuất xứ lô trang thiết bị;

    + Chứng thư giám định về số lượng và chủng loại của lô máy bơm nước chữa cháy (máy bơm và trang thiết bị) nhập khẩu của cơ quan có chức năng giám định chất lượng hàng hóa cấp;

    + Bản kê chi tiết đóng gói các phụ kiện đồng bộ kèm theo từng máy của nhà sản xuất hoặc xuất khẩu;

    + Phiếu bảo hành máy bơm nước chữa cháy và các thông tin về quyền lợi, phạm vi và địa điểm cung cấp dịch vụ bảo hành;

    + Tài liệu kỹ thuật về cấu tạo của máy bơm nước chữa cháy, bảo đảm đúng chủng loại và phải là bản in mầu. Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy, ngoài tài liệu của nhà sản xuất đơn vị bán hàng có trách nhiệm cung cấp thêm một bản dịch Tiếng Việt cho từng đơn vị dự trữ quốc gia nhập hàng;

    - Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an kiểm tra và cấp cho lô máy bơm nước chữa cháy giao nhận (máy bơm và trang thiết bị).

    Đối với máy bơm nước chữa cháy được sản xuất hoặc lắp ráp trong nước phải có đủ hồ sơ theo các nội dung quy định tại điểm 4.3.1.1.1  Thông tư 09/2017/TT-BTC (trừ Giấy chứng nhận xuất xứ và chứng thư giám định lô hàng),

    (2) Hồ sơ do đơn vị dự trữ quốc gia phối hợp với đơn vị cung cấp hàng thực hiện.

    - Biên bản kiểm tra hồ sơ kỹ thuật;

    - Biên bản kiểm tra ngoại quan của lô hàng;

    - Biên bản lấy mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng và biên bản bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm tra chất lượng;

    - Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu của máy bơm và trang thiết bị;

    - Biên bản giao nhận và các tài liệu kèm theo.

    (3) Kiểm tra, giao nhận hồ sơ

    - Đơn vị dự trữ quốc gia nhận hàng phải kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và hiệu lực của các hồ sơ nêu trên nhằm xác định rõ chất lượng lô hàng nhập kho dự trữ;

    - Khi một lượng hàng giao nhận được chia ở nhiều đơn vị dự trữ quốc gia khác nhau, hồ sơ là bản chính được giao cho đơn vị dự trữ quốc gia có số lượng hàng nhập kho nhiều nhất, các đơn vị dự trữ quốc gia khác là bản sao có công chứng.

    (4) Kiểm tra khi giao nhận

    (5) Kiểm tra ngoại quan

    Nội dung kiểm tra:

    - Máy bơm: Kiểm đếm đủ số lượng máy; kiểm tra xác định ký mã hiệu từng máy phù hợp với các hồ sơ liên quan khi nhập hàng; kiểm tra tính đồng bộ của máy (đèn chiếu sáng, ắc quy phù hợp với kiểu máy bơm), các chi tiết máy gắn liền trên máy và của các phụ tùng, tình trạng bên ngoài máy không bị méo bẹp, gãy vỡ, rạn nứt hoặc han rỉ;

    - Trang thiết bị: Kiểm đếm đủ số lượng trang thiết bị; kiểm tra xác định ký mã hiệu từng trang thiết bị phù hợp với các hồ sơ liên quan khi nhập hàng; kiểm tra tính đồng bộ trang thiết bị. Các trang thiết bị sáng, bóng, không bị méo bẹp, gãy vỡ, rạn nứt hoặc han rỉ, rỗ, bọt khí.

    Nếu máy bơm hoặc thiết bị lấy kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra thêm với số lượng 50%. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản không chấp nhận lô hàng và yêu cầu đơn vị cung cấp thay thế lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.

    (6) Kiểm tra vận hành

    Thực hiện theo quy định tại điểm 4.4.4.1, Mục 4 của Quy chuẩn này. Trong quá trình kiểm tra vận hành yêu cầu tại các vị trí lắp ghép đầu nối, bề mặt ghép nối của ba chạc, lăng phun không bị rò nước. Nếu bất kỳ một máy hoặc thiết bị nào bị sự cố kỹ thuật phải tách riêng ra, tiến hành chọn ngẫu nhiên một máy hoặc thiết bị khác thay thế. Nếu máy hoặc thiết bị thay thế vẫn bị sự cố kỹ thuật khi kiểm tra, đơn vị nhận hàng mở rộng kiểm tra toàn bộ số lượng máy hoặc thiết bị đó.

    - Lấy mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.3, Mục 3 của Quy chuẩn này.

    (7) Bàn giao hồ sơ

    - Khi điều chuyển máy trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các hồ sơ liên quan phải được bàn giao đầy đủ theo từng máy.

    - Nếu số máy được điều chuyển không trọn cả lô máy, các hồ sơ liên quan được bàn giao là bản sao hợp pháp. Đơn vị dự trữ quốc gia là đơn vị giao hàng phải lưu giữ các hồ sơ chính cùng với số máy còn lại. Trong trường hợp toàn bộ lô máy được điều chuyển cho nhiều đơn vị dự trữ quốc gia khác nhau, đơn vị tiếp nhận nhiều máy nhất được giữ các hồ sơ chính.

    (8) Giao nhận máy

    Thực hiện như quy định tại điểm 4.3.2.1 và 4.3.2.2 Thông tư 09/2017/TT-BTC . Trong trường hợp số máy được giao nhận có bao gồm các máy đã vận hành nổ máy 3 tháng 1 lần, việc kiểm tra nổ máy giới hạn trong số các máy đã được vận hành nổ máy 3 tháng 1 lần.

    (9) Biên bản giao nhận

    Mọi trường hợp giao nhận máy đều phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chất lượng, tình trạng thực tế của lô hàng và các tài liệu hồ sơ kèm theo. Biên bản giao nhận được lưu giữ cùng các hồ sơ pháp lý khác kèm theo lô hàng.

    11