Quy trình gửi và công khai quyết định cưỡng chế nợ thuế qua biện pháp kê biên tài sản và bán đấu giá tài sản được thực hiện như thế nào?

Gửi và công khai quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như thế nào?

Nội dung chính

    Gửi và công khai quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như thế nào?

    Căn cứ Tiểu tiết a Tiết 5.5 Tiểu mục 5 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về gửi và công khai quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như sau:

    a) Quyết định cưỡng chế được gửi cho tổ chức, cá nhân bị kê biên tài sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản kê biên hoặc cơ quan nơi người đó công tác ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế.

    Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với các tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì phải được gửi cho các cơ quan sau:

    - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

    - Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông, trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông.

    - Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật.

    Hình thức gửi quyết định cưỡng chế được thực hiện quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

    Gửi và công khai quyết định cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như thế nào? (Hình từ internet)

    Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về người nộp thuế bị cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên lên trang thông tin điện tử ngành thuế ra sao?

    Theo Tiểu tiết b Tiết 5.5 Tiểu mục 5 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về người nộp thuế bị cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:

    b) Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về NNT bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:

    + Trường hợp thực hiện ký điện tử QĐCC thì hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động công khai các thông tin theo mẫu 01/CKCC ban hành kèm theo quy trình này.

    + Trường hợp không thực hiện ký điện tử QĐCC, công chức thực hiện nhập thông tin trên QĐCC vào hệ thống để công khai.

    Tổ chức thực hiện cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như thế nào?

    Tại Tiết 5.6 Tiểu mục 5 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên như sau:

    5.6. Tổ chức thực hiện

    a) Sau khi ban hành QĐCC, người ra QĐCC hoặc người được phân công thực hiện QĐCC chủ trì việc kê biên phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan (Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an, người chứng kiến...) thực hiện:

    a1) Lập biên bản kê biên tài sản

    - Biên bản kê biên tài sản được lập theo mẫu số 05-1/BB-KB (ban hành kèm theo quy trình này).

    - Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho tổ chức/cá nhân bị kê biên ngay sau khi lập biên bản kê biên tài sản.

    a2) Giao bảo quản tài sản kê biên đồng thời niêm phong tài sản kê biên

    - Tài sản kê biên được giao cho các tổ chức/cá nhân theo quy định tại điểm a, b khoản 8 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

    - Lập biên bản giao bảo quản tài sản kê biên theo mẫu số 05-2/BB-KB và Biên bản niêm phong tài sản kê biên theo mẫu số 05-3/BB-KB (ban hành kèm theo quy trình này) ngay trong ngày lập biên bản kê biên tài sản. Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi bên giữ một bản.

    a3) Định giá tài sản kê biên

    - Trường hợp không phải thành lập Hội đồng định giá:

    + Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của tổ chức, nhà của cá nhân bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên.

    + Lập biên bản thỏa thuận định giá tài sản kê biên giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung theo mẫu số 05-4/BB-KB (ban hành kèm theo quy trình này) không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.

    + Biên bản thỏa thuận định giá tài sản kê biên được giao cho đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, tổ chức hoặc cá nhân có tham gia định giá và người chủ trì thực hiện cưỡng chế mỗi bên giữ một bản.

    - Trường hợp thành lập Hội đồng định giá:

    + Các trường hợp thành lập Hội đồng định giá:

    Đối với tài sản kê biên có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người ban hành quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người ban hành quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn liên quan là thành viên.

    + Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá: Theo quy định tại khoản 10 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

    + Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá và lập biên bản định giá tài sản kê biên theo mẫu số 05-5/BB-KB (ban hành kèm theo quy trình này). Biên bản định giá tài sản kê biên được giao cho đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, tổ chức hoặc cá nhân có tham gia định giá và người chủ trì thực hiện cưỡng chế mỗi bên giữ một bản.

    a4) Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản kê biên tài sản nếu người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế thì người chủ trì thực hiện cưỡng chế thực hiện:

    - Lập biên bản mở niêm phong tài sản đã kê biên theo mẫu số 05-3/BB-KB (ban hành kèm theo quy trình này). Biên bản được giao cho đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi bên giữ một bản.

    - Ký hợp đồng bán đấu giá tài sản đã kê biên với các tổ chức bán đấu giá được thành lập theo quy định của pháp luật để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định.

    - Lập biên bản chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá (mẫu số 05-6/BB-KB ban hành kèm theo quy trình này) ngay trong ngày cơ quan thuế ký hợp đồng bán đấu giá với các tổ chức bán đấu giá. Biên bản chuyển giao tài sản kê biên được giao cho người bàn giao và người nhận bàn giao mỗi bên giữ một bản.

    a5) Xử lý số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên

    - Nộp tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế.

    - Thanh toán chi phí cưỡng chế cho tổ chức cưỡng chế.

    - Trả lại cho người nộp thuế bị cưỡng chế sau khi nộp đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước và thanh toán đầy đủ chi phí cưỡng chế.

    b) Trong thời gian QĐCC có hiệu lực, công chức thực hiện theo dõi việc thi hành QĐCC, cụ thể như sau:

    - Ngay trong ngày làm việc nhận được thông tin về việc người nộp thuế đã nộp hết số tiền thuế nợ ghi trên QĐCC; hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp thì công chức dự thảo tờ trình kèm toàn bộ hồ sơ báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế (mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) để chấm dứt thực hiện cưỡng chế.

    Khi NNT đã nộp hết số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào NSNN, trường hợp ứng dụng quản lý thuế chưa cập nhật kịp thời số tiền đã nộp của NNT thì cơ quan thuế căn cứ vào một trong các chứng từ sau để chấm dứt hiệu lực của QĐCC: Chứng từ nộp có xác nhận của KBNN, TCTD hoặc tổ chức được phép ủy nhiệm thu thuế; Chứng từ điện tử nộp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Trường hợp QĐCC hết hiệu lực mà số tiền thuế nợ bị cưỡng chế chưa được nộp đủ vào NSNN thì công chức thực hiện biện pháp cưỡng chế khác theo quy định.

    c) Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này, công chức có thông tin, điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo có hiệu quả thì thực hiện dự thảo tờ trình kèm toàn bộ hồ sơ báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.

    5