Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành? Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia?

Nội dung chính

    Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành?

    Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định:

    Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
    1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức lập, ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như sau:
    a) Thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    b) Lập Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân có liên quan về dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    d) Giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Hội Kiến trúc sư Việt Nam;
    đ) Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
    ...

    Như vậy, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức lập ban hành.

    Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành?

    Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề do cơ quan nào ban hành? (Ảnh từ Internet)

    Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề có gồm đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia?

    Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định:

    Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
    1. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm: tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan; viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc; tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc; tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc; nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận; đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.
    2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, bao gồm: tổ chức các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về kiến trúc và liên quan.
    ...

    Như vậy, phát triển nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề có bao gồm đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.

    Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc là gì?

    Căn cứ Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
    1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
    a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
    b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
    c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
    d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
    đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
    e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
    g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
    2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
    a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
    b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
    c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
    d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

    Như vậy, quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như trên.

    Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 26 Luật Kiến trúc 2019 quy định:

    Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
    1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
    2. Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:
    a) Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;
    b) Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;
    c) Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;
    d) Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
    3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
    a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
    b) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động kiến trúc;
    c) Có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.
    4. Chính phủ quy định chi tiết chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch; thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch; điều kiện thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc.

    Như vậy, sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như trên

    55
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ