Quy định về yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu và chế phẩm máu là gì?

Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Quy định về yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu và chế phẩm máu là gì?

    Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu được quy định tại Điều 42 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:

    - Bác sỹ điều trị cần đánh giá tình trạng bệnh lý và phát hiện sớm nhu cầu cần truyền máu ở người bệnh.

    - Bác sỹ điều trị phải chỉ định thực hiện các xét nghiệm cho người bệnh có dự kiến cần truyền máu:

    + Định nhóm máu ABO, Rh(D);

    + Sàng lọc kháng thể bất thường cho những người bệnh:

    ++ Có tiền sử truyền máu;

    ++ Phụ nữ có tiền sử chửa, đẻ, xảy thai nhiều lần;

    ++ Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh cần truyền máu nhiều lần, nhiều ngày phải làm lại xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày một lần.

    + Trường hợp xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường cho kết quả dương tính, cần chỉ định làm xét nghiệm định danh kháng thể bất thường;

    + Trường hợp người bệnh có kháng thể bất thường đã được định danh, cần chỉ định lựa chọn đơn vị máu phù hợp, không có các kháng nguyên tương ứng với các kháng thể đã có trong huyết thanh của người bệnh;

    + Trường hợp không thể định danh kháng thể bất thường hoặc không tìm được đơn vị máu phù hợp, bác sỹ điều trị phải phối hợp với đơn vị cấp phát máu để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.

    - Chỉ định truyền máu sau khi đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ của truyền máu đối với từng người bệnh khi không có liệu pháp điều trị thay thế khác, hoặc các liệu pháp điều trị thay thế không có hiệu quả.

    - Bác sỹ điều trị hoặc điều dưỡng viên phải thông báo cho người bệnh hoặc người nhà về lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra do truyền máu. Trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu ngay nhưng không thể thông báo được do người bệnh bị hôn mê, không có người nhà thì bác sỹ phải ghi rõ với sự xác nhận của một nhân viên y tế vào hồ sơ bệnh án.

    Người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải xác nhận và ký vào bệnh án nếu từ chối việc truyền máu, chế phẩm máu.

    - Điều dưỡng viên lập phiếu dự trù cung cấp máu theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này và lấy mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh có chỉ định truyền máu theo các yêu cầu sau:

    + Khi lấy mẫu máu phải kiểm tra chỉ định truyền máu, tên, tuổi, mã số người bệnh, khoa, số giường điều trị đối chiếu với hồ sơ bệnh án;

    + Mẫu máu của người bệnh phải lấy vào 2 ống nghiệm với thể tích từ 1 ml đến 2 ml máu có chống đông và 4 ml đến 5 ml máu không chống đông;

    + Ghi thông tin trên nhãn ống nghiệm:

    ++ Họ và tên hoặc mã số của người bệnh;

    ++ Năm sinh của người bệnh;

    ++ Số giường, khoa phòng điều trị.

    + Chuyển phiếu dự trù và các mẫu máu cho đơn vị phát máu;

    7