Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu ra sao?
Nội dung chính
Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu ra sao?
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu được quy định tại Điều 60 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:
- Chức năng:
Hội đồng truyền máu có chức năng tư vấn cho lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về truyền máu an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo xây dựng và thẩm định các nguyên tắc, quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể về truyền máu phù hợp với các hoạt động xét nghiệm, điều trị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng máu và chế phẩm máu hàng năm;
+ Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động truyền máu; các kế
hoạch phát triển hoạt động truyền máu, bổ sung trang thiết bị, áp dụng các kỹ thuật mới;
+ Đề xuất việc tổ chức đào tạo, tập huấn các quy trình chuyên môn và quy định về truyền máu;
+ Giám sát, phân tích, tổng hợp và báo cáo các tai biến có liên quan đến truyền máu;
+ Đánh giá việc thực hiện các quy trình, quy định hoạt động truyền máu phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 06 tháng và 12 tháng.
- Hoạt động:
+ Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội đồng. Trường hợp có ý kiến khác biệt, số phiếu của các thành viên hội đồng bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định cuối cùng. Ý kiến khác biệt được bảo lưu và ghi vào biên bản làm việc của hội đồng. Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
+ Hội đồng họp định kỳ mỗi quý một lần. Trường hợp họp đột xuất do Chủ tịch hội đồng quyết định;
+ Biên bản họp Hội đồng phải ghi đầy đủ ý kiến của từng thành viên đã phát biểu tại phiên họp và phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
+ Chủ tịch Hội đồng quy định hoạt động cụ thể và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.