Quy định định mức lao động của điểm gốc trọng lực trong mạng lưới trọng lực quốc gia ra sao?

Định mức lao động kinh tế - kỹ thuật của điểm gốc trọng lực quốc gia trong mạng lưới trọng lực quốc gia Định mức sử dụng máy móc.

Nội dung chính

    Định mức lao động kinh tế - kỹ thuật của điểm gốc trọng lực quốc gia trong mạng lưới trọng lực quốc gia 

    Căn cứ Tiết 1.1 Tiểu mục 1 Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BTNMT quy định về định mức lao động như sau:

    1.1.1. Nội dung công việc

    a) Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tuyệt đối

    - Công tác chuẩn bị: liên hệ công tác, chuẩn bị tài liệu, vật tư, sổ đo, phương tiện đo; di chuyển bằng ô tô đến nơi kiểm định và hiệu chuẩn;

    - Kiểm tra mức độ đầy đủ các thiết bị phụ trợ kèm theo phương tiện đo trọng lực tuyệt đối gồm: máy tính xách tay, dây cáp nối, ắc quy và pin dự phòng;

    - Kiểm tra độ cân bằng của phương tiện đo trọng lực tuyệt đối thông qua bọt thủy của buồng rơi và buồng lò xo;

    - Kiểm tra và điều chỉnh điện áp của nguồn phát tia laser;

    - Kiểm tra cường độ tia laser phát ra, sự ổn định của đường đi của tia laser;

    - Kiểm tra điện áp cấp cho buồng chân không;

    - Kiểm tra buồng rơi, vân giao thoa thông qua máy đo giao thoa.

    b) Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xác định gradient đứng

    - Công tác chuẩn bị: liên hệ công tác, chuẩn bị tài liệu, vật tư, sổ đo, phương tiện đo; di chuyển bằng ô tô đến nơi kiểm định và hiệu chuẩn;

    - Kiểm tra mức độ đầy đủ các thiết bị phụ trợ kèm theo phương tiện đo trọng lực gồm: máy tính xách tay, dây cáp nối, ắc quy và pin dự phòng;

    - Kiểm tra độ nhạy của hệ thống đàn hồi, bọt nước, đèn chiếu sáng, thang chia vạch, vòng xoay của ốc đọc số, hoạt động của ốc cân bằng phương tiện đo;

    - Theo dõi dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo trọng lực tương đối ở trạng thái tĩnh và trạng thái động;

    - Đo và so sánh hiệu gia tốc trọng trường đo được trên các cạnh của đường đáy với giá trị chuẩn.

    c) Xác định gia tốc trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia

    - Công tác chuẩn bị: phương tiện đo trọng lực tuyệt đối, phương tiện đo gradient đứng, ô tô chuyên dùng và các dụng cụ, thiết bị, vật liệu cần thiết khác; liên hệ; chuẩn bị mặt bằng thi công; xác định thời điểm đo đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh tốt nhất;

    - Đo gradient đứng;

    - Đo trọng lực tuyệt đối tại điểm gốc trọng lực quốc gia;

    - Kiểm tra, tu chỉnh sổ đo (nếu có); giao nộp sản phẩm.

    d) Tính toán và xử lý số liệu

    - Công tác chuẩn bị: chuẩn bị tài liệu, số liệu và các trang thiết bị cần thiết;

    - Tính toán giá trị gia tốc trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia; tổng hợp kết quả tính toán; giao nộp sản phẩm.

    đ) Xác định tọa độ

    Công việc xác định tọa độ điểm gốc trọng lực quốc gia bằng công nghệ GNSS được áp dụng theo định mức quy định về xây dựng lưới cơ sở cấp 1 bằng công nghệ GNSS tại Thông tư số 14/2019/TT-BTNMT .

    1.1.2. Phân loại khó khăn

    Không phân loại khó khăn.

    1.1.3. Định biên

    Bảng số 03

    STT

    Loại lao động

    Hạng mục

    Lao động kỹ thuật

    Lao động phục vụ

    Số lượng/ nhóm

    ĐĐBĐV III.2

    ĐĐBĐV III.5

    LX3

    1

    Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tuyệt đối

    5

    3

    2

    3

    10

    2

    Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xác định gradient đứng

    2

    2

    1

    2

    5

    3

    Xác định gia tốc trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia

    5

    3

    2

    4

    10

    4

    Tính toán và xử lý số liệu

     

    2

     

     

    2

    1.1.4. Định mức: công nhóm

    Bảng số 04

    STT

    Công việc

    ĐVT

    Công nhóm

    1

    Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tuyệt đối

    công nhóm/bộ

    9,98
    6,00

    2

    Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xác định gradient đứng

    công nhóm/cái

    4,12
    2,00

    3

    Xác định gia tốc trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia

    công nhóm/điểm

    29,93
    16,00

    4

    Tính toán và xử lý số liệu

    công nhóm/điểm

    5,00

    Định mức sử dụng máy móc, thiết bị kinh tế - kỹ thuật của điểm gốc trọng lực quốc gia trong mạng lưới trọng lực quốc gia 

    Theo Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Phần II Định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BTNMT quy định về định mức sử dụng máy móc, thiết bị như sau:

    1.2.1. Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tuyệt đối: ca/bộ

    Bảng số 05

    STT

    Danh mục thiết bị

    ĐVT

    Định mức

    1

    Phương tiện đo trọng lực tuyệt đối 0,8 kW (01 máy/bộ)

    bộ

    8,99

    2

    Điều hòa nhiệt độ 2,2 kW

    cái

    10,96

    3

    Ô tô 9 chỗ

    xe

    1,00

    4

    Ô tô chuyên dùng (16 - 24 chỗ)

    xe

    1,00

    1.2.2. Kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xác định gradient đứng: ca/cái

    Bảng số 06

    STT

    Danh mục thiết bị

    ĐVT

    Định mức

    1

    Phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xác định gradient đứng

    cái

    2,47

    2

    Ô tô 9 chỗ

    xe

    2,31

    1.2.3. Xác định gia tốc trọng trường tại điểm gốc trọng lực quốc gia: ca/điểm

    Bảng số 07

    STT

    Danh mục thiết bị

    ĐVT

    Định mức

    1

    Phương tiện đo trọng lực tuyệt đối 0,8 kW

    bộ

    17,96

    2

    Phương tiện trọng lực tương đối phục vụ xác định gradient đứng

    cái

    2,60

    3

    Điều hòa nhiệt độ 2,2 kW

    cái

    17,96

    4

    Ô tô 9 chỗ

    xe

    1,00

    5

    Ô tô chuyên dùng (16 - 24 chỗ)

    xe

    1,00

    1.2.4. Tính toán và xử lý số liệu: ca/điểm

    Bảng số 08

    STT

    Danh mục thiết bị

    ĐVT

    Định mức

    1

    Điều hòa nhiệt độ 2,2 kW

    cái

    1,35

    2

    Máy tính để bàn 0,4 kW

    cái

    6,00

    3

    Máy in laser A4 0,4 kW

    cái

    0,05

    4

    Máy photocopy 1,5 kW

    cái

    0,05

    5

    Phần mềm (bản quyền)

    bộ

    6,00

     

    7