Quy định cắm cọc mốc lộ giới như thế nào? Cấu tạo cọc mốc lộ giới trong giao thông đường bộ được quy định ra sao?

Quy định cắm cọc mốc lộ giới như thế nào? Cấu tạo cọc mốc lộ giới trong giao thông đường bộ? Nội dung này được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Quy định cắm cọc mốc lộ giới?

    Căn cứ Điều 75 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:

    Quy định cắm cọc mốc lộ giới

    75.1. Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.

    75.2. Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 200 m đến 500 m.

    75.3. Ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí sao cho đủ để giúp cho quản lý hành lang an toàn đường bộ.

    Cấu tạo cọc mốc lộ giới về giao thông đường bộ?

    Căn cứ Điều 74 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:

    Cấu tạo cọc mốc

    74.1. Cọc mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cọc. Trong trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng nhưng phải đảm bảo bề rộng để viết chữ.

    74.2. Mặt trước cọc (phía quay ra đường) ghi chữ "MỐC LỘ GIỚI", chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm - 5 mm;

    74.3. Cọc được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;

    74.4. Chi tiết quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.

    Tác dụng cọc mốc lộ giới?

    Cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

     

    5