Quan trắc thoái hóa đất là gì? Đối tượng quan trắc thoái hóa đất là loại đất nào theo quy định?

Quan trắc thoái hóa đất là gì? Đối tượng quan trắc thoái hóa đất là loại đất nào theo quy định?

Nội dung chính

    Quan trắc thoái hóa đất là gì?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT giải thích một số từ ngữ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    10. Quan trắc ô nhiễm đất là hoạt động theo dõi có hệ thống về hàm lượng kim loại nặng có trong đất và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ có trong đất đối với đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm.
    11. Quan trắc thoái hóa đất là hoạt động theo dõi có hệ thống các chỉ tiêu đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.
    12. Tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.
    ...

    Như vậy, quan trắc thoái hóa đất bao gồm việc giám sát các hiện tượng sau:

    - Suy giảm độ phì nhiêu: Đất mất dần khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.

    - Xói mòn đất: Đất bị mất đi do các yếu tố tự nhiên như mưa, gió hoặc hoạt động con người, làm giảm diện tích đất trồng trọt.

    - Khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa: Đất mất đi độ ẩm cần thiết, dẫn đến khô cằn, không còn phù hợp cho canh tác nông nghiệp.

    - Kết von, đá ong hóa: Đất hình thành các tầng đất cứng, không thấm nước, khiến việc trồng cây trở nên khó khăn.

    - Mặn hóa: Đất bị nhiễm mặn do tưới tiêu không hợp lý hoặc do sự thâm nhập của nước mặn, khiến cây trồng không thể phát triển.

    - Phèn hóa: Đất bị nhiễm phèn, làm giảm chất lượng đất và hạn chế khả năng canh tác.

    Quan trắc thoái hóa đất là gì? (Hình từ Internet)

    Loại đất nào là đối tượng quan trắc thoái hóa đất?

    Loại đất nào là đối tượng quan trắc thoái hóa đất thì theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT có quy định như sau:

    Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).
    2. Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
    3. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
    a) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
    b) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
    4. Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.
    5. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.
    6. Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.

    Chiếu theo quy định trên, đối tượng quan trắc thoái hóa đất gồm các loại đất sau đây:

    - Đất nông nghiệp;

    - Đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);

    - Đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.

    Theo đó, đối tượng quan trắc thoái hóa đất được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.

    Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và khảo sát sơ bộ tại thực địa phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được quy định ra sao?

    Việc thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và khảo sát sơ bộ tại thực địa phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai được quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

    (1) Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; kết quả quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất đã thực hiện trên địa bàn gồm: kết quả điều tra thực địa, dữ liệu trung gian, sản phẩm chính và hồ sơ tài liệu khác.

    (2) Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, bao gồm:

    - Nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, chế độ nước), tài nguyên thiên nhiên;

    - Nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

    - Nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất; tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, các mô hình sử dụng đất nông nghiệp, diễn biến năng suất, sản lượng, sản phẩm chính, phụ và kỹ thuật canh tác sử dụng đất theo từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp;

    - Nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất và các thông tin khác có liên quan đến giá đất;

    - Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp quy định tại khoản 1 Mục I Phần A của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

    (3) Khảo sát sơ bộ để xác định hướng tuyến điều tra

    - Xác định tuyến điều tra trên bản đồ điều tra thực địa;

    - Khảo sát sơ bộ các tuyến điều tra theo đặc trưng về địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất;

    - Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ.

    14