Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo như thế nào?

Việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cần đáp ứng các yêu cầu nào để đảm bảo hiệu quả trong chi tiêu?

Nội dung chính

    Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo như thế nào?

    Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:

    - Việc lập kế hoạch đào tạo phải trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất và số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.

    - Việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, tính thực tiễn, hợp lý, tính ổn định, thống nhất và tính kế thừa.

    - Kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với kế hoạch đào tạo.

    - Việc cấp giấy phép đăng ký mở trường học phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Lưu ý: Từ "quy hoạch" ở Khoản 1, 3 và Khoản 4 bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.

    Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.

    Trân trọng!

    7