Phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công và xây dựng cơ bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công và xây dựng cơ bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
Phòng, chống tham nhũng trong mua sắm công và xây dựng cơ bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Tài chính được quy định tại Điều 17 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
- Việc mua sắm công và xây dựng cơ bản do cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính thực hiện phải công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quy định phải đấu thầu thì nội dung công khai bao gồm:
+ Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu;
+ Danh mục các dự án, gói thầu chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định; danh mục các dự án đấu thầu hạn chế, nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, lý do đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
+ Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tin dữ liệu về đấu thầu;
+ Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu hàng năm của Bộ Tài chính và cơ quan, tổ chức thuộc Bộ.
- Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính quản lý dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện công khai, minh bạch các nội dung sau đây:
+ Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án;
+ Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;
+ Việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm cho các dự án; dự toán ngân sách của dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư được duyệt, mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm; quyết toán vốn đầu tư của dự án hàng năm;
+ Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án;
+ Quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.