Pháp luật hiện hành quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay như thế nào?
Nội dung chính
Pháp luật hiện hành quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì:
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện theo Mẫu số 02/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tài liệu thuyết minh kỹ thuật, tính hợp lý, hợp pháp của các trang thiết bị phục vụ cho thử nghiệm;
c) Khu vực thử nghiệm: Xác định rõ vị trí địa danh xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là cấp xã); huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là cấp tỉnh); tọa độ địa lý (độ-phút-giây) theo hệ tọa độ VN-2000, kích thước khu vực thử nghiệm, sơ đồ vị trí khu vực thử nghiệm tương quan với các công trình khác trong bán kính 500 mét;
d) Các giấy tờ hợp pháp liên quan đến sở hữu, sử dụng, khai thác khu vực thử nghiệm;
đ) Văn bản hiệp đồng với chính quyền địa phương, cơ quan có liên quan trong khu vực thử nghiệm (nếu có hoạt động bay).
Trên đây là nội dung về Hồ sơ đề nghị cấp phép cho cơ sở thử nghiệm tàu bay. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 35/2017/TT-BQP để nắm rõ quy định này.