Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật? Tổ chuyên gia hoạt động theo nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật?

    Tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật được quy định tại Khoản 1, 2 ,3 Điều 14 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

    - Việc giám định cổ vật phải do Tổ chuyên gia giám định cổ vật (sau đây gọi tắt là Tổ chuyên gia) thực hiện.

    - Tổ chuyên gia do người đứng đầu cơ sở giám định cổ vật thành lập, gồm có tổ trưởng và các thành viên. Số lượng thành viên Tổ chuyên gia phải là số lẻ và có từ 03 (ba) thành viên trở lên.

    Tùy theo nội dung yêu cầu giám định, cơ sở giám định cổ vật có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về cổ vật của các cơ quan, tổ chức khác tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia.

    Các thành viên Hội đồng giám định cổ vật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập không được phép tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia của cơ sở giám định cổ vật.

    - Tổ chuyên gia hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết luận giám định. Các thành viên của Tổ chuyên gia thảo luận tập thể về vấn đề giám định, ý kiến của các thành viên phải được ghi trong biên bản cuộc họp của Tổ chuyên gia.

    Như vậy, đối với tổ chuyên gia giám định cổ vật yêu cầu phải là sổ lẻ số lượng từ 3 thành viên trở lên, tùy vào nội dung yêu cầu giám định mà các cớ sở giám định có thể mời các chuyên gia có trình độ chuyên môn tham gia vào tổ chuyên gia giám định đó,  trừ các trường hợp mà pháp luật không cho phép tham gia. Tổ chuyên gia giám định cổ vật hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết quả giám định, trong quá trình thảo luận cho ý kiến, các ý kiến của các thành viên được ghi trong các biên bản cuộc họp, và đây sẽ là tài liệu về sau.

    Trên đây là quy định về quy định pháp luật đối với tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL.

    11