Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về mối quan hệ công tác của Phòng Thi hành án cấp quân khu?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về mối quan hệ công tác của Phòng Thi hành án cấp quân khu? Với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thì sao?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về mối quan hệ công tác của Phòng Thi hành án cấp quân khu?

    Mối quan hệ công tác của Phòng Thi hành án cấp quân khu được quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và Phòng Thi hành án cấp quân khu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Cụ thể là:

    - Với Đảng ủy, Tư lệnh quân khu và tương đương là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.

    - Với Tham mưu trưởng quân khu và tương đương là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.

    - Với Đảng ủy Bộ Tham mưu quân khu và tương đương là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảng, công tác chính trị.

    - Với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là quan hệ chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ; thanh tra việc sử dụng ngân sách, thực hiện chế độ chính sách, bố trí sử dụng cán bộ, nhân viên thi hành án.

    - Với các cơ quan của quân khu và tương đương là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và phối hợp, hiệp đồng để thực hiện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan.

    - Với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan là quan hệ phối hợp, hiệp đồng để thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn về mối quan hệ công tác của Phòng Thi hành án cấp quân khu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 50/2017/TT-BQP.

    23