Nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông đường sắt là gì?
Nội dung chính
Nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông đường sắt là gì?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông đường sắt được quy định là:
Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:
- Nếu vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu, sau khi đã sơ cứu cho nạn nhân;
- Tổ chức sơ cứu, đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đưa đến ga thuận lợi nhất để chuyển đi cấp cứu trong trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng và được phép tiếp tục chạy tàu theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp sau khi đã sơ cứu không thể tổ chức đưa đi cấp cứu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT thì đề nghị Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan, cơ sở y tế tại nơi gần nhất hỗ trợ phương tiện, thuốc men để cấp cứu người bị nạn;
- Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu tổ chức việc cấp cứu người bị nạn;
- Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 44 Luật Đường sắt.