Những trường hợp nào dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?

Những trường hợp nào dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với sản phẩm đã được cấp phép?

Nội dung chính

    Những trường hợp nào dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?

    Những trường hợp đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận được quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 54/2014/TT-BGTVT như sau:

    Cơ quan QLCL sẽ đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm đã cấp trong thời gian 03 tháng và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất trong các trường hợp sau đây:

    a) Cơ sở sản xuất có vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
    b) Sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với hồ sơ kiểm tra sản phẩm và mẫu điển hình của kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận và Cơ sở sản xuất không thực hiện khắc phục các sản phẩm đã xuất xưởng không phù hợp;
    c) Cơ sở sản xuất không thực hiện các quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 ***của Thông tư này về việc triệu hồi hoặc không có biện pháp khắc phục lỗi kỹ thuật của kiểu loại sản phẩm đối với các sản phẩm đang sản xuất, lắp ráp tại Cơ sở sản xuất;
    d) Cơ sở sản xuất tự ý tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung (số VIN), số động cơ của xe cơ giới sản xuất, lắp ráp.
    Trong thời gian Giấy chứng nhận bị đình chỉ hiệu lực, Cơ sở sản xuất phải thực hiện khắc phục các lỗi vi phạm. Cơ quan QLCL sẽ xem xét, kiểm tra sau khi Cơ sở sản xuất thông báo về việc đã khắc phục các lỗi vi phạm; nếu các lỗi vi phạm đã được khắc phục thì Cơ quan QLCL hủy bỏ việc đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận và thông báo bằng văn bản cho Cơ sở sản xuất; nếu hết thời gian bị đình chỉ mà Cơ sở sản xuất vẫn chưa khắc phục được các lỗi vi phạm thì Cơ quan QLCL sẽ tiếp tục đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận với thời gian 03 tháng. Trường hợp Cơ sở sản xuất vẫn không khắc phục lỗi vi phạm sau khi hết hạn đình chỉ 2 lần liên tiếp thì Giấy chứng nhận đã cấp cho kiểu loại sản phẩm sẽ bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

    *** Theo đó, Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 13 quy định như sau:

    - Tạm dừng việc cho xuất xưởng các sản phẩm của kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật;

    - Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra lỗi kỹ thuật, Cơ sở sản xuất phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm cùng loại bị lỗi kỹ thuật ra thị trường;

    - Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra lỗi kỹ thuật, Cơ sở sản xuất phải gửi tới Cơ quan QLCL báo cáo bằng văn bản thông tin chi tiết về nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm phải triệu hồi và kế hoạch triệu hồi cụ thể;

    Như vậy, công ty đã thuộc trường hợp quy định tại Điểm c. Công ty đã phát hiện ra lỗi kỹ thuật nhưng sau nhiều tháng vẫn không cho triệu hồi sản phẩm và tạm dừng xuất xưởng các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật. Mặc dù phát hiện ra lỗi nhưng chưa tìm cách khắc phục thì công ty vẫn phải triệu hồi những sản phẩm lỗi và cho dừng xuất xưởng những sản phẩm lỗi đó để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Vì vậy, Cơ quan QLCL có căn cứ để đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận. Công ty nên khắc phục những vi phạm để không phải bị tiếp tục đình chỉ lần thứ hai. Vì nếu sau hai lần đình chỉ, công ty không khắc phục những vi phạm thì Cơ quan QLCL sẽ tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận. Công ty nên cẩn thận và lưu ý.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những trường hợp đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2011/TT-BGTVT Thông tư 54/2014/TT-BGTVT.

    11