16:20 - 01/12/2024

Những thông tin nào về dịch vụ Online Banking cần công khai để đảm bảo quyền lợi khách hàng?

Những thông tin nào về dịch vụ Online Banking cần công khai để đảm bảo quyền lợi khách hàng? Quy định về hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking như thế nào?

Nội dung chính

    Những thông tin nào về dịch vụ Online Banking cần công khai để đảm bảo quyền lợi khách hàng?

    Căn cứ Điều 17 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định những thông tin sau đây về dịch vụ Online Banking cần công khai để đảm bảo quyền lợi khách hàng:

    - Đơn vị phải công bố thông tin về dịch vụ Online Banking để khách hàng dễ dàng tiếp cận trước hoặc khi đăng ký, bao gồm: cách thức cung cấp và truy cập dịch vụ, hạn mức giao dịch và hình thức xác nhận, yêu cầu trang thiết bị cần thiết, và các rủi ro khi sử dụng dịch vụ.

    - Đơn vị phải cung cấp thông tin cho khách hàng về các điều khoản sử dụng dịch vụ Online Banking, bao gồm: quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng, các loại dữ liệu thu thập và trách nhiệm bảo mật, cam kết về tính liên tục của dịch vụ (bao gồm thời gian gián đoạn), và các nội dung khác liên quan đến dịch vụ.

    - Đơn vị không gửi tin nhắn SMS hoặc thư điện tử chứa liên kết đến các trang tin điện tử, trừ khi khách hàng yêu cầu.

    Những nào thông tin về dịch vụ Online Banking cần công khai để đảm bảo quyền lợi khách hàng?

    Những nào thông tin về dịch vụ Online Banking cần công khai để đảm bảo quyền lợi khách hàng? (Hình từ internet)

    Quy định về hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking như thế nào?

    Căn cứ Điều 18 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking như sau:

    (1) Đơn vị phải phát triển quy trình và tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng các phần mềm, ứng dụng, thiết bị phục vụ giao dịch điện tử, đồng thời cung cấp và hướng dẫn khách hàng sử dụng những tài liệu này.

    (2) Đơn vị cần hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp bảo mật khi sử dụng dịch vụ Online Banking, bao gồm:

    - Bảo vệ bí mật mã khóa, mã PIN, OTP và không chia sẻ thiết bị lưu trữ thông tin này;

    - Quy tắc thiết lập và thay đổi mã khóa bí mật, mã PIN cho tài khoản giao dịch điện tử;

    - Tránh sử dụng máy tính công cộng và mạng Wi-Fi công cộng khi thực hiện giao dịch;

    - Không lưu tên đăng nhập, mã khóa bí mật, mã PIN trên trình duyệt;

    - Đảm bảo thoát khỏi ứng dụng Online Banking khi không sử dụng;

    - Nhận diện và xử lý các tình huống lừa đảo, giả mạo trang web và ứng dụng;

    - Cài đặt các bản vá bảo mật và phần mềm phòng chống mã độc trên thiết bị cá nhân;

    - Lựa chọn hình thức xác nhận giao dịch an toàn và phù hợp với hạn mức giao dịch;

    - Cảnh báo về các rủi ro khi sử dụng dịch vụ Online Banking;

    - Không sử dụng thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm Online Banking;

    - Không cài đặt phần mềm lạ hoặc không có bản quyền;

    - Thông báo kịp thời về giao dịch bất thường;

    - Thông báo ngay nếu mất hoặc gặp sự cố với thiết bị OTP, điện thoại nhận SMS, thiết bị lưu trữ khóa bảo mật, hoặc khi nghi ngờ bị lừa đảo hoặc tấn công.

    (3) Đơn vị cần cung cấp thông tin liên lạc, số điện thoại hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng cách thức phối hợp xử lý lỗi, sự cố khi sử dụng dịch vụ Online Banking.

    (4) Đơn vị phải giải thích rõ cho khách hàng về các tình huống sẽ liên lạc với khách hàng, phương thức và công cụ liên lạc trong quá trình sử dụng dịch vụ Online Banking.

    Bảo mật thông tin khách hàng được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 19 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về bảo mật thông tin khách hàng như sau:

    Đơn vị phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu khách hàng, tối thiểu gồm:

    (1) Dữ liệu khách hàng phải được bảo mật theo quy định của pháp luật.

    (2) Thông tin xác nhận giao dịch của khách hàng (mã khóa bí mật, mã PIN, thông tin sinh trắc học) phải được mã hóa hoặc che dấu để bảo đảm tính bảo mật khi lưu trữ.

    (3) Quyền truy cập dữ liệu khách hàng phải được phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhân sự, kèm theo giám sát mỗi lần truy cập.

    (4) Cần có biện pháp kiểm soát việc truy cập và tiếp cận các thiết bị lưu trữ dữ liệu khách hàng để ngăn ngừa rủi ro lộ, lọt thông tin.

    (5) Cần thông báo cho khách hàng và báo cáo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ thông tin) nếu xảy ra sự cố làm lộ, lọt dữ liệu khách hàng.

    Thông tư 50/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

    10