Nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký chế phẩm sinh học như thế nào?
Nội dung chính
Nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký chế phẩm sinh học như thế nào?
Nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan Thường trực Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký chế phẩm sinh học được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT quy định đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:
1. Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu liên quan do tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học gửi đến.
2. Chuẩn bị, cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
3. Đăng tải hồ sơ đăng ký lưu hành trên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường hoặc các phương tiện thông tin khác nhằm thu thập ý kiến của những tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường tổ chức hoặc uỷ quyền cho Chi cục Bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Bảo vệ môi trường địa phương) kiểm tra, giám sát kế hoạch khảo nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học.
5. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng tiến hành phiên họp.
6. Tiếp nhận hồ sơ, kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá hồ sơ của Hội đồng để xử lý và tiến hành các thủ tục cần thiết trình Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.
7. Xem xét hồ sơ và đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cấp gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.