Nhiệm vụ, quyền hạn và tên gọi bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục, Chi cục Thuế trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn và tên gọi bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục, Chi cục Thuế trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn và tên gọi bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục, Chi cục Thuế trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính là gì?

    Nhiệm vụ, quyền hạn và tên gọi bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục, Chi cục Thuế trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính được quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2013/TT-BTC hướng dẫn quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính như sau:

    1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục thuộc Tổng cục, Chi cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    a) Chủ trì xây dựng trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp kế hoạch dài hạn và trung hạn về công tác thanh tra chuyên ngành; chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.
    b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao.
    c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công.
    d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
    đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan và Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp dưới trực tiếp.
    e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
    f) Trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp ban hành các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ thanh tra theo thẩm quyền.
    g) Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý: hướng dẫn các đơn vị cấp dưới trực tiếp (nếu có) xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của các đơn vị cấp dưới trực tiếp (nếu có).
    h) Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý kiểm tra các đơn vị cấp dưới trực tiếp (nếu có) trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng, chống tham nhũng.
    k) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
    m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật.
    2. Cơ cấu tổ chức, tên gọi của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục, Chi cục Thuế được quy định như sau:
    a) Tại các Tổng cục tổ chức thành Vụ, (trừ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này); thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
    Tên gọi cụ thể của Vụ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục.
    b) Tại Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổ chức thành Phòng Thanh tra, kiểm tra. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm căn cứ khoản 1 Điều này quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thanh tra, kiểm tra.
    c) Tại Cục thuộc Tổng cục tổ chức thành Phòng Thanh tra, kiểm tra.
    Riêng Cục Thuế thuộc Tổng cục Thuế tổ chức thành Phòng Thanh tra. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ quy mô và nhiệm vụ quản lý được giao của các Cục Thuế trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định số lượng các Phòng Thanh tra của Cục Thuế. Đối với Cục Thuế thành lập nhiều Phòng Thanh tra thì phải phân công 01 Phòng chịu trách nhiệm là đầu mối tổng hợp hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục.
    Tổng cục trưởng căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại khoản 1 Điều này quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thanh tra, kiểm tra hoặc Phòng Thanh tra.
    d) Tại Chi cục Thuế tổ chức thành Đội Thanh tra.
    Việc thành lập các Đội thanh tra ở Chi cục Thuế giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ chức năng, địa bàn, đối tượng quản lý và số thu vào ngân sách nhà nước để quyết định.
    3. Tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Thanh tra chuyên ngành thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

    Trên đây là quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và tên gọi bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục, Chi cục Thuế trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính theo Thông tư 19/2013/TT-BTC.

    9