Người khuyết tật trên cả nước có được hỗ trợ để phát triển các mô hình giảm nghèo không?

Người khuyết tật trên cả nước có được hỗ trợ để phát triển các mô hình giảm nghèo không? Xây dựng các công trình giao thông trong Khu kinh tế - quốc phòng?

Nội dung chính

    Người khuyết tật trên cả nước có được hỗ trợ phát triển mô hình giảm nghèo hay không? 

    Theo Tiểu mục 2 Mục III Quyết định 90/2022/QĐ-TTg về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo như sau:

    a) Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
    b) Đối tượng:
    - Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
    - Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện;
    - Tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.
    ...

    Theo đó, chỉ người khuyết tật trên phạm vi cả nước nhưng không có kế sinh nhai ổn định mới thuộc dạng được hỗ trợ về phát triển mô hình giảm nghèo.

    Người khuyết tật trên cả nước có được hỗ trợ để phát triển các mô hình giảm nghèo không? (Hình Internet)

    Xây dựng các công trình giao thông trong Khu kinh tế - quốc phòng có thuộc hình thức giảm nghèo bền vững không? 

    Tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định về công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững như sau:

    2. Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững, gồm:
    a) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;
    b) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;
    c) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;
    d) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;
    đ) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;
    e) Các hình thức sản xuất khác.

    Như vậy, xây dựng các công trình giao thông trong Khu kinh tế - quốc phòng có thuộc hình thức giảm nghèo bền vững.

    9