Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con? Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có cần chứng hay không?

Nội dung chính

    Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con?

    (1) Điểm chung của thừa kế và tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất?

    > Hình thức:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2024:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    ...
    12. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
    ...

    Theo quy định trên, tặng cho hay để lại thừa kế, cả hai đều là hình thức chuyển quyền sử dụng đất từ cha mẹ sang con cái.

    > Điều kiện để tặng cho và để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024:

    Điều kiện để tặng cho và để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái được nêu rõ như sau:

    - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    - Trong thời hạn sử dụng đất;

    - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    > Nộp thuế, lệ phí trước bạ:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, theo đó, việc tặng cho hoặc thừa kế quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con là giao dịch giữa người thân trong gia đình, do đó được miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP. đất được nhận thừa kế hay tặng cho giữa ba, mẹ và con cái thuộc đối tượng được miễn lệ phí trước bạ.

    Vậy, nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con?

    (2) Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con?

    Cha mẹ cần hiểu rõ ưu điểmhạn chế của từng hình thức để lựa chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình.

    Tiêu chí

    Tặng cho

    Thừa kế theo di chúc

    Ưu điểm

    - Có thể lập hợp đồng tặng cho có điều kiện (ví dụ: con phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, không được đuổi cha mẹ...).

    - Cha mẹ chủ động quyết định ai được tặng, tặng khi nào, diện tích bao nhiêu → ít xảy ra tranh chấp.

    - Cha mẹ vẫn giữ toàn quyền sử dụng đất cho đến khi qua đời, tránh bị con cái “lật mặt” sau khi nhận tài sản.

    - Có thể để toàn bộ tài sản cho 1 người con (trừ người có quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc).

    - Có thể thay đổi nội dung di chúc nếu con không làm tròn bổn phận.

    Hạn chế

    - Nếu cha mẹ không hiểu luật và lập hợp đồng tặng cho không điều kiện, dễ bị con “lật mặt”, mất quyền cư trú hoặc quản lý.

    - Gây mâu thuẫn với những người con không được tặng tài sản.

    - Nếu không rõ ràng, có thể dẫn đến tranh chấp với những người có quyền thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (ví dụ: con chưa thành niên, con mất khả năng lao động).

    Kết luận:

    - Không có phương án nào là tối ưu tuyệt đối. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ gia đình và mục đích sử dụng đất, cha mẹ có thể:

    - Tặng cho có điều kiện nếu muốn sang tên sớm và vẫn giữ quyền kiểm soát;

    - Lập di chúc nếu muốn giữ quyền sử dụng đất đến cuối đời;

    Trên đây là nội dung về Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con?

    Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con?

    Nên để thừa kế hay tặng cho khi chuyển quyền sử dụng đất cho con? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có cần chứng hay không?

    Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024:

    Điều 27. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
    ...
    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
    d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
    ...

    Theo quy định trên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

    Phí công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất do bên nào chịu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Công chứng 2014 về Phí công chứng mua bán nhà đất:

    Điều 66. Phí công chứng
    1. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
    Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
    2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

    Như vậy, phí công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất do người yêu cầu công chứng chịu.

    saved-content
    unsaved-content
    35