Mỗi Giấy phép xây dựng được gia hạn bao nhiêu lần? Mỗi lần gia hạn được sử dụng trong bao lâu?

Mỗi Giấy phép xây dựng được gia hạn bao nhiêu lần? Mỗi lần gia hạn được sử dụng trong bao lâu? Thẩm quyền gia hạn Giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mỗi Giấy phép xây dựng được gia hạn bao nhiêu lần? Mỗi lần gia hạn được sử dụng trong bao lâu?

    Căn cứ khoản 1 Điều 99 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Gia hạn giấy phép xây dựng
    1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
    2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
    ...

    Như vậy, mỗi Giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Mỗi lần gia hạn được sử dụng trong 12 tháng.

    Mỗi Giấy phép xây dựng được gia hạn bao nhiêu lần? Mỗi lần gia hạn được sử dụng trong bao lâu?

    Mỗi Giấy phép xây dựng được gia hạn bao nhiêu lần? Mỗi lần gia hạn được sử dụng trong bao lâu? (Ảnh từ Internet)

    Xin gia hạn Giấy phép xây dựng thì phải nộp mấy bộ hồ sơ?

    Căn cứ khoản 2 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
    ...
    2. Quy trình gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được quy định như sau:
    a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng hoặc cấp lại giấy phép xây dựng.
    ...

    Như vậy, phải nộp 2 bộ hồ sơ để xin gia hạn Giấy phép xây dựng.

    Thẩm quyền gia hạn Giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định:

    Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
    ...
    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
    3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
    4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
    5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

    Như vậy, thẩm quyền gia hạn Giấy phép xây dựng được quy định như sau:

    (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu gia hạn giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại (2). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện gia hạn giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

    (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện gia hạn giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

    Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng là gì?

    Căn cứ Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
    1. Tên công trình thuộc dự án.
    2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
    3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
    4. Loại, cấp công trình xây dựng.
    5. Cốt xây dựng công trình.
    6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
    7. Mật độ xây dựng (nếu có).
    8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
    9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
    10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

    Như vậy, nội dung chủ yếu của Giấy phép xây dựng gồm:

    - Tên công trình thuộc dự án.

    - Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

    - Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

    - Loại, cấp công trình xây dựng.

    - Cốt xây dựng công trình.

    - Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

    - Mật độ xây dựng (nếu có).

    - Hệ số sử dụng đất (nếu có).

    - Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

    - Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

    22