Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh mới nhất 2024? Tải file mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh.

Tải mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh cập nhật mới nhất 2024. Tìm hiểu quy định về điều kiện để các bên tham gia giao dịch về nhà ở và nếu nhà đang cho thuê bị phá dỡ thì sao?

Nội dung chính

    Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh mới nhất 2024

    Căn cứ quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023 thì hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản.

    Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh mới nhất 2024 như sau:

    Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanhMẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

    Tải Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh mới nhất 2024.

    Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh mới nhất 2024? Tải file mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh. (Ảnh từ Internet)

    Mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh mới nhất 2024? Tải file mẫu hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh. (Ảnh từ Internet)

    Điều kiện để các bên tham gia giao dịch về nhà ở là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 161 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
    1. Bên bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự.
    2. Bên mua, thuê mua, thuê nhà ở, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự và thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Nếu là cá nhân trong nước thì không bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
    b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai.
    3. Bên mua, thuê mua, thuê nhà ở, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì còn phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì còn phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

    Như vậy, để tham gia vào giao dịch nhà ở, các bên liên quan cần phải tuân thủ các điều kiện pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật về dân sự.

    Cụ thể, bên bán và bên mua, cho thuê hoặc nhận tài sản phải đáp ứng yêu cầu về chủ thể giao dịch, bao gồm cả cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài và tổ chức.

    Đối với cá nhân trong nước, không yêu cầu phải có đăng ký cư trú tại nơi có nhà ở giao dịch. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời tổ chức nước ngoài cũng cần thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại đây.

    Nhà đang cho thuê thuộc trường hợp bị phá dỡ thì phải làm sao?

    Theo quy định tại Điều 141 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Phá dỡ nhà ở đang cho thuê
    1. Bên cho thuê nhà ở phải thông báo việc phá dỡ nhà ở bằng văn bản cho bên thuê biết ít nhất là 90 ngày trước ngày thực hiện phá dỡ nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phá dỡ nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    2. Trường hợp phá dỡ nhà ở để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ nhà ở và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê thỏa thuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong nhà ở, bên thuê được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê không có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó; trường hợp bên thuê tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ nhà ở và xây dựng lại. Thời gian phá dỡ nhà ở và xây dựng lại nhà ở không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.

    Như vậy, khi phá dỡ nhà ở đang cho thuê, bên cho thuê phải thông báo cho bên thuê truớc ít nhất 90 ngày, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước. Nếu phá dỡ để xây dựng lại trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, bên cho thuê phải sắp xếp chỗ ở khác cho bên thuê, trừ khi bên thuê tự lo.

    Sau khi xây dựng xong, bên thuê có quyền tiếp tục thuê đến hết hợp đồng, và thời gian phá dỡ và xây dựng không tính vào thời gian thuê. Nếu bên thuê tự lo chỗ ở, họ không phải trả tiền thuê trong thời gian này.

    49