Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã từ ngày 01/07/2024? Hợp tác xã có được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp không?

Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã từ ngày 01/07/2024? Nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì?

Nội dung chính

    Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã từ ngày 01/07/2024?

    Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT có quy định mẫu Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã

    Xem chi tiết và tải về mẫu giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã tại đây.

    Nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì?

    Tại Điều 8 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định 07 nguyên tắc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

    - Tự nguyện tham gia và mở rộng kết nạp thành viên.

    - Dân chủ, bình đẳng trong tổ chức, quản lý.

    - Trách nhiệm tham gia hoạt động kinh tế của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

    - Chú trọng giáo dục, đào tạo và thông tin.

    - Tăng cường hợp tác, liên kết.

    - Quan tâm phát triển cộng đồng.

     

    Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã từ ngày 01/07/2024? Hợp tác xã có được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)

    Hợp tác xã có được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp không?

    Tại Điều 82 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định về góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp như sau:

    Góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp

    1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp đang là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

    3. Doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần không được trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.

    4. Việc góp vốn, mua cả phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:

    a) Được Đại hội thành viên thông qua;

    b) Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.

    5. Chính phủ quy định điều kiện góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.

    Như vậy, hợp tác xã vẫn được quyền góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp. Trừ trường hợp doanh nghiệp đang là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    Lưu ý: Việc góp vốn, mua cả phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:

    - Được Đại hội thành viên thông qua;

    - Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.

    Quyền của hợp tác xã là gì?

    Tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

    - Quyết định việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

    - Được kinh doanh, sản xuất trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

    - Yêu cầu thành viên đăng ký nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho thành viên.

    - Cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của thành viên theo quy định của Điều lệ hoặc pháp luật có liên quan.

    - Cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vì mục tiêu chăm lo đời sống của thành viên, cộng đồng và phát triển bền vững.

    - Tham gia thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

    - Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

    - Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.

    - Huy động vốn theo quy định của pháp luật.

    - Cho vay nội bộ theo quy định của Luật này.

    - Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài.

    - Liên danh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý thành viên vi phạm theo quy định của Điều lệ.

    - Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của hợp tác xã.

    21