Công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng có phải là công trình công cộng không?
Nội dung chính
Công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng có phải là công trình công cộng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND về quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình như sau:
Quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình
1. Công trình công cộng:
Công trình công cộng bao gồm: công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể thao, công trình văn hóa, công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng, công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc, nhà ga (hàng không, đường thủy, đường sắt; bến xe ô tô), cáp treo vận chuyển người, trụ sở cơ quan nhà nước.
...
Như vậy, công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng là công trình công cộng.
Công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng có phải là công trình công cộng không? (Hình từ Internet)
Quy định chung về thiết kế cảnh quan công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND về quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình như sau:
Quy định đối với kiến trúc các loại hình công trình
1. Công trình công cộng:
Công trình công cộng bao gồm: công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể thao, công trình văn hóa, công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng, công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc, nhà ga (hàng không, đường thủy, đường sắt; bến xe ô tô), cáp treo vận chuyển người, trụ sở cơ quan nhà nước.
a) Quy định chung:
- Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của các loại hình công trình phải phù hợp với đồ án Quy hoạch phân khu, đồ án Quy hoạch chi tiết hoặc Thiết kế đô thị được duyệt, đảm bảo bán kính phục vụ, kết nối giao thông.
- Thiết kế các loại hình công trình phải tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
- Về kiến trúc công trình:
Kiến trúc của công trình công cộng cần thể hiện được đặc điểm, tính chất và hình thái kiến trúc đặc trưng của loại công trình công cộng đó.
Kiến trúc các công trình cần đảm bảo yếu tố bền vững, phù hợp với các điều kiện về khí hậu, địa chất, địa hình, thủy văn tại khu vực; có khả năng khắc phục hiệu quả các tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới trong kiến trúc công trình, hướng đến công trình xanh, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Về thiết kế cảnh quan:
Khuyến khích phương án thiết kế dành một phần hoặc toàn bộ tầng trệt hoặc các tầng của công trình để bố trí các không gian mở phục vụ công cộng, bố trí sân chơi, sảnh đón hoặc không gian xanh phục vụ cộng đồng.
Tổ chức cây xanh, cảnh quan công trình theo hướng tham gia đóng góp cho cảnh quan đô thị chung tại khu vực; khuyến khích bố trí các không gian mở, tăng cường mảng xanh, mặt nước, các tiểu cảnh, sân vườn nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu và tạo thêm không gian sinh hoạt cộng đồng, thư giãn, nghỉ ngơi sinh động, thân thiện, phù hợp với chức năng công trình.
Cây xanh trong công trình cần lưu ý chọn các loại cây có sức sống tốt, tạo bóng mát, ít rụng lá và chống chịu tốt với điều kiện thiếu nước, ngập úng; hạn chế trồng các loại cây ăn trái; không trồng cây có rễ nông dễ ngã đổ, gãy cành; không sử dụng loại cây có mùi hương, gai và nhựa độc. Khuyến khích trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên công trình, xung quanh khoảng cách ly, giáp hàng rào và khu vực cổng. Tránh trồng cây xanh che khuất biển hiệu, biển báo công trình.
- Về tổ chức giao thông nội bộ và kết nối:
Tổ chức phương án kết nối giao thông và giao thông nội bộ trong công trình tạo điều kiện thuận tiện cho người sử dụng; đáp ứng tốt các quy định, tiêu chuẩn thiết kế công trình dành cho người khuyết tật.
Hạn chế lối ra vào chính kết nối trực tiếp với trục giao thông mang tính chất liên khu vực, hoặc kết nối tại các ngã giao nút giao thông.
Lối ra vào công trình cần có vịnh đậu xe; các khu vực đưa, đón khách và người làm việc khuyến khích bố trí trong khuôn viên đất của công trình; có giải pháp tổ chức giao thông tiếp cận đảm bảo không gây ùn tắc tại khu vực cổng ra vào công trình.
...
Theo đó, quy định chung về thiết kế cảnh quan đối với công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng tại Thành phố Hồ Chí Minh được nêu cụ thể theo quy định trên.
Có được quảng cáo trên công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND về các yêu cầu khác quy định như sau:
Các yêu cầu khác
1. Đối với quảng cáo trên công trình kiến trúc:
a) Quy định chung:
- Nghiêm cấm quảng cáo trên hàng rào, trong khuôn viên và trên công trình kiến trúc hành chính, chính trị, quân sự, ngoại giao, trụ sở các đoàn thể; công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình kiến trúc bảo tồn; tượng đài; công trình giáo dục, y tế và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Bảng quảng cáo không được che cửa đi, cửa sổ, phần trống của ban công, lô gia, lối thoát hiểm, lối phòng cháy, chữa cháy.
- Các bảng quảng cáo phải bảo đảm an toàn về kết cấu chịu lực, bảo đảm an toàn điện và phòng cháy, chữa cháy của bảng quảng cáo và của công trình kiến trúc;
- Quy cách và kích thước của biển số nhà được thực hiện theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố.
- Biển hiệu công trình: bảng hiệu ở khối tháp có độ cao từ 20m trở lên chỉ được đặt ở vị trí trên cùng của tháp, tuyệt đối không được phép lắp đặt trên mái công trình (xem Hình 11-1).
...
Như vậy, không được quảng cáo trên công trình tôn giáo và công trình tín ngưỡng tại Thành phố Hồ Chí Minh.