Mã dịch vụ của mạng viễn thông cố định mặt đất được quy định như thế nào?

Mã dịch vụ của mạng viễn thông cố định mặt đất được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mã dịch vụ của mạng viễn thông cố định mặt đất được quy định như thế nào?

    Mã dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất được quy định tại Điều 11 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT về Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

    1. Mã dịch vụ điện thoại thanh toán giá cước ở nước ngoài được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

    a) Có độ dài 3 chữ số;

    b) Có cấu trúc là 12A, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 1.

    2. Mã dịch vụ truyền số liệu được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

    a) Có độ dài 4 chữ số;

    b) Có cấu trúc là 124A, 125A, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

    3. Mã dịch vụ điện thoại VoIP được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

    a) Có độ dài 3 chữ số;

    b) Có cấu trúc là 126, 127, 128, 129, 13A và 17A, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 1 đến 9;

    c) Mã dịch vụ điện thoại VoIP được sử dụng như sau:

    Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở trong nước nhưng khác vùng đánh số, có chọn sử dụng dịch vụ điện thoại VoIP của doanh nghiệp viễn thông, sẽ thực hiện quay số:

    Mã dịch vụ điện thoại VoIP + (B) + 0 + Số quốc gia có nghĩa

    Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, có chọn sử dụng dịch vụ điện thoại VoIP của doanh nghiệp viễn thông, sẽ thực hiện quay số:

    Mã dịch vụ điện thoại VoIP + (B) + 00 + Số quốc tế

    Trong đó B (nếu có) là chữ số từ 1 đến 9 dùng để chọn loại hình dịch vụ. Trong trường hợp này, sau khi quay hết số B, người sử dụng dịch vụ có thể phải quay thêm một và/hoặc một số mã (số) khác (do doanh nghiệp viễn thông quy định) để lựa chọn ngôn ngữ, xác nhận quyền sử dụng dịch vụ (mã số xác nhận cá nhân, số tài khoản v.v) sau đó mới quay tiếp đến số 0 và số quốc gia có nghĩa để gọi trong nước hoặc số 00 và số quốc tế để gọi quốc tế.

    20