Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025? Năm 2025 là năm con gì? Pháp luật có cấm xem lịch Vạn niên để lựa ngày mua bán đất không?
Nội dung chính
Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025? Năm 2025 là năm con gì?
Lịch Phát Đạt là một ứng dụng Lịch Vạn Niên dễ dùng và gần gũi, mang đậm nét văn hóa Việt Nam, giúp xem lịch âm dương chi tiết, nhanh chóng, tra cứu thông tin về các ngày lễ,...
Theo lịch năm 2025 dương lịch được tính bắt đầu từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025. Còn theo lịch âm 2025, năm nay là năm con Rắn (Ất Tỵ), tính từ ngày 29/01/2025 đến hết ngày 16/02/2026. Tết Dương lịch 2025 rơi vào thứ tư, mùng 1 Tết Âm lịch 2025 cũng rơi vào thứ tư.
>>> Dưới đây là Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 1 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025 (Tết Âm lịch 2025 rơi vào tháng 1 Dương lịch)
Tháng 2 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 3 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 4 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 5 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 6 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 7 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 8 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 9 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 10 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 11 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Tháng 12 Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025
Lịch Phát đạt 2025 - Lịch Vạn niên 2025? Năm 2025 là năm con gì? Pháp luật có cấm xem lịch Vạn niên để lựa ngày mua bán đất không? (Ảnh từ Internet)
Pháp luật có cấm xem lịch Vạn niên để lựa ngày mua bán đất không?
Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Theo đó, có thể hiểu hợp đồng mua bán đất là một loại hợp đồng dân sự, là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên và được lập thành văn bản.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Đồng thời, theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Như vậy, việc xem lịch Vạn niên để mua bán đất hoàn toàn không phải là hành vi bị cấm. Các bên mua bán đất có thể tự do lựa chọn ngày theo lịch Vạn niên để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên nếu việc mua bán đất này vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc xác lập giao dịch này được thực hiện giả tạo thì hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu
Ngoài ra, nếu giao dịch mua bán đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 hoặc hợp đồng không công chứng chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì giao dịch mua bán đất cũng sẽ bị vô hiệu.