Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án thực hiện như thế nào?

Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án thực hiện như thế nào? Lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện trong ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?

Nội dung chính

    Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án thực hiện như thế nào?

    1. Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án như sau:

    1. Công chức lập hồ sơ kiểm sát ngay khi nhận được Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải tại Tòa án (sau đây gọi chung là Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án) do Tòa án chuyển đến.

    2. Hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án gồm các tài liệu sau đây:

    a) Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;

    b) Phiếu kiểm sát Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;

    c) Tờ trình, báo cáo về việc kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;

    d) Kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Văn bản rút kiến nghị;

    đ) Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Quyết định đình chỉ việc xem xét đề nghị, kiến nghị;

    e) Tài liệu do các bên tham gia hòa giải, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án cung cấp cho Viện kiểm sát;

    g) Tài liệu khác do Viện kiểm sát, Tòa án ban hành mà công chức thấy cần thiết.

    2. Lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện trong ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào? 

    Theo Điều 7 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện như sau:

    1. Hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện gồm các tài liệu sau đây:

    a) Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án;

    b) Phiếu kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện; Yêu cầu sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ;

    c) Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp; Văn bản rút đơn khởi kiện;

    d) Tờ trình, báo cáo về việc kiến nghị thông báo trả lại đơn khởi kiện; về quan điểm của Viện kiểm sát đối với khiếu nại thông báo trả lại đơn khởi kiện của người khởi kiện; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;

    đ) Văn bản khiếu nại của người khởi kiện, văn bản rút khiếu nại; Kiến nghị của Viện kiểm sát, văn bản rút kiến nghị;

    e) Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp; Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện; Báo cáo, thông báo kết quả phiên họp;

    g) Các quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án;

    h) Tài liệu khác có liên quan.

    2. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện và/hoặc kiểm sát việc Tòa án cùng cấp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát cấp trên lập hồ sơ kiểm sát gồm các tài liệu sau đây:

    a) Tài liệu do Viện kiểm sát cấp trên ban hành, do Tòa án cùng cấp gửi cho Viện kiểm sát;

    b) Văn bản khiếu nại của người khởi kiện (lần 2, 3); tài liệu do người khiếu nại cung cấp cho Viện kiểm sát cấp trên;

    c) Tài liệu do Viện kiểm sát cấp dưới đã kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện gửi cho Viện kiểm sát cấp trên;

    d) Tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này mà công chức thấy cần thiết.

    3. Lập hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm như thế nào?

    Tại Điều 8 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định lập hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm như sau:

    Hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm gồm các tập tài liệu sau:

    1. Tập thủ tục tố tụng (Tập 1), gồm các loại tài liệu sau:

    a) Các bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác do Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016; Quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020;

    b) Các quyết định, văn bản tố tụng khác do Tòa án cấp sơ thẩm ban hành mà pháp luật không quy định Tòa án phải gửi cho Viện kiểm sát nhưng cần thiết cho việc kiểm sát việc giải quyết vụ án (văn bản ủy quyền, biên lai nộp tạm ứng án phí…);

    c) Quyết định kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; Bản án phúc thẩm, Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (đối với vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm lại);

    d) Văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án; Thống kê tài liệu trong hồ sơ vụ án; Phiếu chuyển trả hồ sơ vụ án.

    2. Tập tài liệu về nguyên đơn (Tập 2), gồm các loại tài liệu sau:

    a) Đơn khởi kiện, văn bản thay đổi, bổ sung, rút đơn khởi kiện; văn bản yêu cầu khác của nguyên đơn;

    b) Tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn giao nộp;

    c) Bản tự khai, biên bản ghi lời khai của nguyên đơn.

    3. Tập tài liệu về bị đơn (Tập 3), gồm các loại tài liệu sau:

    a) Đơn yêu cầu phản tố, văn bản thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố; văn bản yêu cầu khác của bị đơn;

    b) Tài liệu, chứng cứ do bị đơn giao nộp;

    c) Bản tự khai, biên bản ghi lời khai của bị đơn.

    4. Tập tài liệu về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (Tập 4), gồm các loại tài liệu sau:

    a) Đơn yêu cầu độc lập, văn bản thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu độc lập; văn bản yêu cầu khác của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    b) Tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng cung cấp;

    c) Bản tự khai, biên bản ghi lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

    5. Tập tài liệu, chứng cứ do Tòa án cấp sơ thẩm thu thập (Tập 5), gồm các loại tài liệu sau:

    a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

    b) Biên bản, văn bản khác ghi nhận kết quả của việc tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

    c) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp cho Tòa án theo điểm g khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    6. Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm (Tập 6), gồm các loại tài liệu sau:

    a) Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa;

    b) Trích cứu hồ sơ (nếu cần thiết);

    c) Báo cáo đề xuất việc giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;

    d) Báo cáo thỉnh thị đường lối giải quyết vụ án; Công văn trả lời báo cáo thỉnh thị;

    đ) Văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ;

    e) Dự kiến nội dung Kiểm sát viên cần hỏi tại phiên tòa;

    g) Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa (bản dự thảo, bản chính thức);

    h) Bút ký phiên tòa (nếu cần thiết);

    i) Biên bản kiểm sát biên bản phiên tòa;

    k) Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa sơ thẩm;

    l) Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác (có thể đính kèm với văn bản được kiểm sát và đặt ở Tập 1 quy định tại khoản 1 Điều này);

    m) Báo cáo của Kiểm sát viên đề xuất kiến nghị, kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án cấp sơ thẩm; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;

    n) Tài liệu về việc Viện kiểm sát áp dụng biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ và tài liệu, chứng cứ thu thập được (trường hợp Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm);

    o) Quyết định kháng nghị phúc thẩm; Quyết định thay đổi (bổ sung), rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm;

    p) Báo cáo đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị phúc thẩm; Thông báo đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

    q) Văn bản kiến nghị Tòa án, cơ quan, tổ chức;

    r) Tài liệu khác có liên quan.

    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    121
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ