Khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào? Địa điểm tiếp nhận khởi kiện, mức án phí và các tài liệu, hồ sơ cần thiết cho việc khởi kiện?

Nội dung chính

    Thủ tục khởi kiện dân sự, hôn nhân và gia đình:

    I. Hồ sơ cần thiết:

    - Đơn khởi kiện (theo mẫu);
    - Các tài liệu liên quan đến vụ kiện (giấy tờ nhà, đất, hợp đồng...);
    - Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
    - Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân.
    - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). 
    Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

    II. Án phí:

    1/ Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm. 
    2/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 50.000 đồng. 
    3/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau: Mức án phí căn cứ giá trị tài sản có tranh chấp 
    a/ Từ 1.000.000 đồng trở xuống: 50.000 đồng.
    b/ Từ trên 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: 5% của giá trị tài sản có tranh chấp. 
    c/ Từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng: 5.000.000 đồng + 4% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng.
    d/ Từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng: 9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng. 
    e/ Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: 18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng. 
    h/ Từ trên 1.000.000.000 đồng: 28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng. 
    4/ Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các vụ án dân sự là 50.000 đồng. 
    5/ Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí quy định tại mục 2, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại mục 3 tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

    III. Nộp tiền tạm ứng án phí:Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1.000.000 đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50.000 đồng, trong các vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại các điểm b, c, d, đ, e mục 3 phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí. 
    Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo theo mức quy định tại Điều 8 của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí.

    IV. Thời gian giải quyết: Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    V. Địa điểm tiếp nhận:
    Tổ thụ lý - Văn phòng Tòa án nhân dân 

    9