Khi thực hiện giám định hoặc khám nghiệm tử thi, những ai cần có mặt để đảm bảo tính pháp lý?

Khi thực hiện giám định hoặc khám nghiệm tử thi, những ai cần có mặt để đảm bảo tính pháp lý, chính xác và khách quan trong quá trình thực hiện các thủ tục này?

Nội dung chính

    Khi thực hiện giám định hoặc khám nghiệm tử thi, những ai cần có mặt để đảm bảo tính pháp lý?

    Tại Điều 6 Thông tư 49/2017/TT-BCA về quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có quy định những ai cần có mặt khi thực hiện giám định, khám nghiệm tử thi gồm:

    1. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.
    2. Điều tra viên:
    a) Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
    b) Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
    3. Kiểm sát viên:
    a) Phân công 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
    b) Phân công không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
    4. Thẩm phán: 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    4