Khi nào công dân được đăng ký tạm trú? Công dân sẽ bị xóa đăng ký tạm trú trong trường hợp nào?

Trường hợp nào công dân sẽ bị xóa đăng ký tạm trú? Công dân được đăng ký tạm trú khi nào?

Nội dung chính

    Khi nào công dân được đăng ký tạm trú?

    Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú:

    Điều kiện đăng ký tạm trú

    1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

    2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

    3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

    Như vậy, công dân được đăng ký tạm trú khi đủ các điều kiện sau:

    - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

    - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

    - Không đăng ký tạm trú mới tại các chỗ ở sau:

    + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khi nào công dân được đăng ký tạm trú? Công dân sẽ bị xóa đăng ký tạm trú trong trường hợp nào? 

    Công dân sẽ bị xóa đăng ký tạm trú trong trường hợp nào? 

    Căn cứ theo Điều 29 Luật Cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký tạm trú như sau:

    Xóa đăng ký tạm trú

    1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:

    a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

    b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này;

    c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;

    d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

    đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;

    e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;

    g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;

    h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

    2. Cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú.

    Như vậy, công dân đã đăng ký tạm trú có thể bị xóa đăng ký tạm trú khi thuộc các trường hợp dưới đây:

    - Chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

    - Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú;

    - Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;

    - Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

    - Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;

    - Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;

    - Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;

    - Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định.

    Bao lâu phải đăng ký tạm trú lại?

    Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

    Điều kiện đăng ký tạm trú

    1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

    2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

    3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này

    Khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Sau 02 năm có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

    Cho nên, sau 02 năm kể từ ngày đăng ký tạm trú công đân phải đi đăng ký tạm trú lại.

    5