Khảo sát, thu thập thông tin khi kiểm toán Ngân sách nhà nước có quy trình như thế nào?

Khi tiến hành kiểm toán ngân sách nhà nước, việc khảo sát và thu thập thông tin có quy trình như thế nào để đảm bảo thông tin đầy đủ và chính xác?

Nội dung chính

    Khảo sát, thu thập thông tin khi kiểm toán Ngân sách nhà nước có quy trình như thế nào?

    Khảo sát, thu thập thông tin khi kiểm toán Ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 4 Quyết định 02/2013/QĐ-KTNN năm 2013 về Quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

    1. Thông tin cơ bản về đơn vị
    a) Các chỉ tiêu cơ bản.
    - Các chỉ tiêu tổng hợp;
    - Các chỉ tiêu liên quan đến thu, chi ngân sách;
    - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của bộ, ngành và địa phương.
    b) Tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống tài chính.
    - Cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động và phát triển của hệ thống tổ chức của bộ, ngành và địa phương;
    - Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc bộ, ngành và địa phương;
    - Tổ chức hệ thống các đơn vị dự toán của bộ, ngành và địa phương.
    c) Dự toán và quyết toán ngân sách.
    - Quyết toán ngân sách của năm trước thời kỳ kiểm toán;
    - Dự toán và quyết toán ngân sách thời kỳ kiểm toán.
    d) Các thông tin liên quan khác tác động đến quản lý, điều hành và thu, chi ngân sách.
    2. Những quy định của nhà nước về quản lý ngân sách bộ, ngành và địa phương
    a) Cơ chế quản lý tài chính.
    b) Các văn bản pháp quy và các văn bản đặc thù riêng do cấp có thẩm quyền ban hành áp dụng cho các đơn vị thuộc bộ, ngành và địa phương.
    c) Các quy định về phân cấp quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cho các đơn vị thuộc bộ, ngành và địa phương.
    d) Những quy định về lập, chấp hành, quyết toán ngân sách.
    3. Tổ chức khảo sát và thu thập thông tin
    a) Gửi đề cương khảo sát cho đơn vị trước khi tiến hành khảo sát.
    b) Khai thác và đánh giá các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán của các lần kiểm toán trước.
    c) Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản về quy chế hoạt động, về hệ thống kiểm soát nội bộ, các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương.
    d) Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương.
    đ) Quan sát, ghi chép quy trình, thủ tục về hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    14