Khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào?

    Khi các tranh chấp dân sự xảy ra, các chủ thể có quyền tự thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các tranh chấp, có nhiều trường hợp các chủ thể không thể tự thỏa thuận với nhau và yêu cầu Tòa án giải quyết. Từ khi thụ lý vụ án dân sự, Tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền và  trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự. Nếu như hòa giải không thành, Tòa án phải củng cố, hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử ở tại phiên tòa. Các hoạt động này của Tòa án được gọi là chuẩn bị xét xử.

    Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là tạo mọi điều kiện cần thiết (theo quy định của pháp luật) cho việc xét xử một vụ án lần đầu tại một toà án có thẩm quyền.

    Hiện nay trong khoa học pháp lý, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm “chuẩn bị xét xử sơ thẩm”. Nhưng hiểu CBXXST với tính chất là một hoạt động tố tụng theo khái niệm thì CBXXST gồm những công việc cụ thể do những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật, phù hợp với địa vị tố tụng của họ để phục vụ trực tiếp cho thủ tục xét xử sơ thẩm. Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Tòa án bao gồm: phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; lập hồ sơ vụ án dân sự ; quyết định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa.

    27