Hội chùa Keo Thái Bình? Lễ hội chùa Keo mùa xuân ở Thái Bình diễn ra trong 5 ngày

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Hội chùa Keo Thái Bình? Lễ hội chùa Keo mùa xuân ở Thái Bình diễn ra trong 5 ngày? Quy định về đất tôn giáo theo Luật Đất đai? Đất tôn giáo có phải là đất phi nông nghiệp không?

Nội dung chính

    Hội chùa Keo Thái Bình? Lễ hội chùa Keo mùa xuân ở Thái Bình diễn ra trong 5 ngày

    Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là một trong những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng của Việt Nam. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia và Di tích quốc gia đặc biệt.

    Hằng năm, hội chùa keo Thái Bình tổ chức hai kỳ lễ hội chính:

    - Lễ hội mùa xuân: Diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch.

    - Lễ hội mùa thu: Diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, được coi là lễ hội chính, nhằm tưởng nhớ Thiền sư Không Lộ, người sáng lập chùa và có công chữa bệnh cho vua Lý, được phong làm quốc sư.

    Trong năm 2025 (Ất Tỵ), lễ hội chùa Keo mùa xuân ở Thái Bình diễn ra từ ngày 01 đến 05/2/2025 (tức mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch). Đây là năm thứ hai lễ hội chùa keo mùa xuân ở thái bình diễn ra trong 5 ngày, thay vì chỉ một ngày mùng 4 tháng Giêng như những năm trước.

    Các hoạt động trong lễ hội hội chùa keo Thái Bình bao gồm:

    - Phần lễ: Lễ khai chỉ, múa rối chầu Thánh, và các hoạt động tế lễ tại tòa Giá Roi vào sáng mùng 4 tháng Giêng.

    - Phần hội: Trống hội, chạy giải thổi cơm thi, múa kỳ lân, bắt vịt dưới hồ, du thuyền hát hội, khai bút đầu xuân, giải cờ tướng, bịt mắt đánh trống, leo cầu ngô, diễn ra trong khuôn viên di tích.

    Lễ hội chùa Keo Thái Bình không chỉ là dịp để người dân địa phương và du khách thập phương tham gia các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, mà còn là cơ hội để khám phá và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

    Quy định về đất tôn giáo theo Luật Đất đai?

    Căn cứ tại Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định về đất tôn giáo như sau:

    Theo đó, đất tôn giáo được quy định như sau:

    - Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.

    - Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

    - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.

    - Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024.

    - Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.

    Đất tôn giáo có phải là đất phi nông nghiệp không?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);

    Như vậy, đất tôn giáo là đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    24
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ