Mùng 8 Tết là thứ mấy? Mùng 8 Tết xuất hành giờ nào tốt?
Nội dung chính
Mùng 8 Tết là thứ mấy? Mùng 8 Tết xuất hành giờ nào tốt? Mùng 8 tết có nên xuất hành không?
Mùng 8 Tết Âm lịch năm 2025 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 5 tháng 2 năm 2025 dương lịch. Đây là thời điểm nhiều người đã quay trở lại với công việc sau kỳ nghỉ dài ngày bên gia đình và bạn bè. Tết Nguyên đán là dịp quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu mới với nhiều hy vọng và may mắn.
Vào Mùng 8 Tết, không khí xuân vẫn còn rộn ràng, nhiều nơi vẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa, tâm linh như đi lễ chùa cầu may, xin lộc đầu năm. Một số doanh nghiệp, công ty, cá nhân cũng chọn ngày này để khai trương, mở hàng lấy vía đầu năm, xuất hành với mong muốn một năm kinh doanh thuận lợi.
Vậy Mùng 8 Tết xuất hành giờ nào tốt?
Vào Mùng 8 Tết năm 2025, một số khung giờ đẹp xuất hành mùng 8 Tết bao gồm:
Giờ Sửu (1h-3h)
Giờ Thìn (7h-9h)
Giờ Ngọ (11h-13h) – Đây là khung giờ Tốc Hỷ, mang lại nhiều tin vui, thích hợp để khởi hành.
Giờ Mùi (13h-15h)
Giờ Tuất (19h-21h)
Giờ Hợi (21h-23h) – Đây là khung giờ Đại An, tượng trưng cho sự bình an, thuận lợi.
>> Hướng xuất hành tốt mùng 8 Tết:
Hỷ Thần – hướng Tây Bắc (mang đến niềm vui, thuận lợi)
Tài Thần – hướng Đông Nam (tốt cho công việc, tài lộc)
Tuy ngày này được đánh giá là khá tốt, nhưng những người tuổi Kỷ Tị, Quý Tị, Ất Tỵ, Kỷ Hợi, Ất Hợi, Quý Hợi nên hạn chế đi xa để tránh gặp điều không mong muốn.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo, bạn có thể chọn giờ và hướng phù hợp với kế hoạch của mình.
Mùng 8 Tết là thứ mấy? Mùng 8 Tết xuất hành giờ nào tốt? (Ảnh từ Internet)
Chọn mùng 8 Tết Âm lịch mua đất được không?
Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Theo đó, có thể hiểu hợp đồng mua bán đất là một loại hợp đồng dân sự, là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên và được lập thành văn bản.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Đồng thời, theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Như vậy, việc chọn ngày mùng 8 Tết Âm lịch để mua đất hoàn toàn không phải hành vi vi phạm pháp luật. Các bên có thể tự do lựa chọn ngày tốt, phù hợp để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên nếu việc mua đất vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc xác lập giao dịch này được thực hiện giả tạo thì hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu
Ngoài ra, nếu giao dịch mua đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 hoặc hợp đồng không công chứng chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì giao dịch mua đất cũng sẽ bị vô hiệu.
Hoàn toàn có thể mua nhà vào mùng 8 Tết Âm lịch nếu thấy phù hợp và thuận tiện.