Hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai áp dụng từ 1/7/2025 ra sao?
Nội dung chính
Hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai áp dụng từ 1/7/2025 ra sao?
Căn cứ Mục I Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai áp dụng từ 1/7/2025 như sau:
- Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính kiến nghị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền gửi kết luận thanh tra, kiểm tra đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/xã nơi có đất bị thu hồi.
- Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị hoặc kết luận của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh/xã lập hồ sơ thu hồi đất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP. Hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai bao gồm những giấy tờ sau:
+ Tờ trình về việc thu hồi đất;
+Dự thảo Quyết định thu hồi đất
- Các tài liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 102/2024/NĐ-CP- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/xã có trách nhiệm thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/xã có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi đất và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định thu hồi đất.
- Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất.
Hồ sơ thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai áp dụng từ 1/7/2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai năm 2025 là bao lâu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về thời hạn xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai năm 2025 như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với các hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
+ Đối với các hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
- Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
+ Đối với các hành vi quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết;
+ Đối với các hành vi quy định tại các Điều 14, 24, 26 và 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó;
+ Đối với các hành vi quy định tại Điều 28 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong việc cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu không chính xác hoặc hết thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra mà không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà chưa có văn bản xử lý vi phạm thì không xử lý theo quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về đất đai như sau:
- Hình thức xử phạt hành chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tư vấn có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn có thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm pháp luật về đất đai sau đây:
+ Buộc đăng ký đất đai;
+ Buộc thực hiện thủ tục để được phê duyệt dự án chăn nuôi tập trung có quy mô lớn;
+ Buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa;
+ Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê, bên thuê lại, bên nhận góp vốn, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất;
+ Buộc chấm dứt hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, chuyển đổi, góp vốn, mua, bán tài sản gắn liền với đất; mua, bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;
+ Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
+ Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức;
+ Buộc trả lại tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;
+ Buộc ký lại hợp đồng thuê đất;
+ Buộc phải nộp hồ sơ để làm thủ tục xin chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;
+ Buộc đưa đất vào sử dụng;
+ Buộc nộp hồ sơ để làm thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
+ Buộc phải cung cấp, cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu.
(Trên đây là giải đáp Trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai áp dụng từ 1/7/2025 ra sao?)