Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được quy định như thế nào?

Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được quy định như thế nào?

    Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-VKSNDTC-BQP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau:

    - Viện Kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thực hiện chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong quân đội.

    - Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.

    - Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có nhiệm vụ cụ thể như sau:

    - Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án hình sự do Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra an ninh quân đội, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương trực tiếp điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự;

    - Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong quân đội;

    - Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử phúc thẩm; phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát quân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự của Toà án quân sự Trung ương;

    - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án quân sự, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật do Toà án quân sự xét xử;

    - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ở trại tạm giam, trại giam thuộc Bộ quốc phòng đảm nhiệm;

    - Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp trong quân đội, các cơ quan khác trong quân đội được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

    - Tiếp nhận các tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân chuyển đến. Tổ chức và thực hiện việc thống kê tội phạm trong quân đội;

    - Tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật;

    - Phối hợp với Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị, Vụ tổ chức, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tuyển chọn, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hoặc điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển ra, đề bạt và quản lý cán bộ kiểm sát quân sự;

    - Phối hợp với Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu và Vụ tổ chức, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xây dựng các đề án tổ chức biên chế Viện Kiểm sát quân sự;

    - Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện Kiểm sát quân sự;

    - Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Viện Kiểm sát quân sự cấp dưới thực hiện các mặt công tác kiểm sát và xây dựng ngành kiểm sát quân sự.

    9