Hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là gì?

Quy định như thế nào về hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy?

Nội dung chính

    Hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là gì?

    Hành vi tàng trữ: Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà ở, phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách…mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
     
    Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma túy trên phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, mặc dù trên thực tế phương tiện giao thông đó di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Ví dụ: Triệu Quốc H làm nghề lái xe. Do nghiện ma túy nên H mua 10 gam thuốc phiện để sử dụng dần. H đã sử dụng hết 3 gam thì bị phát hiện và bị thu giữ 7 gam thuốc phiện còn lại được cất giấu trong ca bin dưới ghế ngồi lái xe. Mặc dù số thuốc phiện do H tàng trữ được di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhưng H chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
     
    Ngược lại, có trường hợp chất ma túy được cất giấu một nơi cố định, nhưng người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Ví dụ: Vũ Thị C làm nghề buôn bán tại chợ M. Do có quen biết từ trước với Trần Văn Nh nên khi Nh nhờ C chuyển cho một người có tên K gói quà, thì chị C nhận lời. Sau khi Nh đi khỏi, C mở “gói quà” thì thấy đó là thuốc phiện nhưng vì nể Nh nên C vẫn giao cho K thì bị bắt. Hành vi của C không chỉ là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà còn là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và tội danh của C là tội “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”.
     
    Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép chất ma túy hay không. Ví dụ: Nguyễn Văn Q bị bắt quả tang đang giao một bánh heroin cho Bùi Thanh H, nhưng không có căn cứ xác định H là người mua số heroin, còn Q thì khai rằng Q được một người thuê vận chuyển số heroin trên giao cho H còn H có phải là người mua heroin hay không thì Q không biết. Mặc dù H vừa nhận heroin từ tay Q và không có căn cứ xác định H mua số heroin này, nhưng hành vi của Bùi Thanh H vẫn bi coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
     
    Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp khó xác định người phạm tội có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hay không, bởi lẽ đặc điểm chung của các tội phạm về ma túy là người phạm tội không bao giờ chịu nhận hành vi thật của mình nếu cơ quan tiến hành tố tụng không có bằng chứng. Nếu chỉ căn cứ vào nơi cất giấu ma túy thì dễ cho rằng người phạm tội không có hành vi tàng trữ, nhưng nếu căn cứ vào các tình tiết khác của vụ án thì vẫn xác định được hành vi tàng trữ của người phạm tội. Ví dụ: theo nguồn tin báo của quần chúng thì Trần Quốc T đang tàng trữ 1 kilogam thuốc phiện trang nhà, nhưng khi công an đến khám nhà T thì không tìm thấy thuốc phiện trong nhà T, mở rộng phạm vi kiểm tra, cơ quan điều tra phát hiện trên mái nhà bà Hoàng Thi D liền kề với nhà T có một gói thuốc phiện. Sau khi xác định, cơ quan điều tra đã xác định số thuốc phiện thu được trên mái nhà của bà D là do T ném qua đó, nhưng T trước sau đều không nhận.
     
    Nếu tàng trữ trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép chất ma túy đó thì hành vi cất giữ ma túy không phải là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép chất ma túy và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ)
     
    Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì “ tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.
     
    Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác… bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.
     
    Như vậy, khái niệm vận chuyển trái phép chất ma túy được dùng ở đây có nội hàm rộng hơn khái niệm vận chuyển hàng hóa thông thường. Vận chuyển trái phép chất ma túy có thể giống với vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác có một cự ly nhất định như: dùng oto, xe đạp, xe máy, tàu thủy, máy bay,… nhưng cũng có thể là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một không gian chật hẹp từ gầm giường sang giá sách, từ túi người này sang túi người khác trong một phòng, thậm chí từ túi này sang túi khác của cùng một người. Ví dụ: Đinh Văn T là bạn của Hoàng Văn K. Trong lúc T đang ở nhà K chơi thì bị công an đến khám nhà k, k nhờ T cất giùm mấy gói heroin vào túi quần, nhưng hành vi của T và k không qua mắt được các chiến sĩ công an. Khi t giả vờ xin phép k ra về bị bắt giữ, khám trong người T, các chiến sĩ công an thu được 10 gói heroin với tổng trọng lượng là 1 gam. Hành vi cả T, nếu chỉ căn cứ vào không gian, địa điểm thì dễ cho rằng chỉ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, nhưng nếu căn cứ vào mục đích cũng như hành vi cụ thể của T thì hành vi của T là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
     
    Nếu vận chuyển ma túy hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán ma túy của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò giúp sức. Ví dụ: Nguyễn văn Th là lái xe thuộc công ty vận tải số 14 biết Đào Xuân B là người thường xuyên mua bán ma túy từ Sơn La về Hà Nội. Ngày 14-3-2002, B đến gặp Th và nhờ Th vận chuyển một cặp (hai bánh) heroin từ Sơn La về Hà Nội giao cho Nguyễn Văn H và nhận tiền H về để giao cho B, nhưng trên đường vận chuyển từ Sơn La về Hà Nội đến địa phận tỉnh Hòa Bình thì bị bắt giữ. Khi bị bắt, Th khai vận chuyển thuế cho B và được B cho 3.000.000 đồng. Mặc dù hành vi của Th chỉ là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng vì Th biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của B nên hành vi của Th là hành vi mua bán trái phép chất ma túy với vai trò giúp sức.
     
    Khi xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cũng như hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy như đã giới thiệu ở trên, phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, trong một không gian, thời gian nhất định để phân biệt đâu là hành vi tàng trữ đâu là hành vi vận chuyển. Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì “ vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ôt, tàu bay, tàu thủy, …;trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào bụng, để trong hành lý như vali, túi xách,…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.
     
    Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa khác nhau hay dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy.
     
    Bán trái phép chất ma túy cho người khác là dùng ma túy mà mình có dưới bất kỳ hình thức nào như: mua được, xin được, nhặt được, người khác gửi hoặc chiếm đoạt được để bán cho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản. Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là dùng tiền hoặc tài sản để đổi lấy chất ma túy và dùng chất ma túy đó bán cho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản. Khi xác định hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác cần chú ý: chỉ khi nào xác định rõ mục đích của người phạm tội mua chất ma túy đó là nhằm bán lại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy. Việc xác định này, là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, căn cứ vào các tình tiết của vụ án.
     
     Tuy nhiên, việc xác định người mua bán trái phép chất ma túy có nhằm bán trái phép cho người khác hay không, chỉ phức tạp trong một số trường hợp người phạm tội mua một lượng ma túy lớn thì cho dù người phạm tội có nại ra rằng, mua để dùng thì việc xác định mục đích bán ma túy đối với người phạm tội đơn giản hơn; không ai mua hàng kilogam thuốc phiện hay 100 gam heroin để sử dụng dần.
     
    Ví dụ: Trong các ngày 26-5; 16-6 và 19-6-2001 công an tỉnh Q.N đã triệu tập các con nghiện gồm: Phạm Tiến L, Trần Đăng K, Phạm Ngọc Kh, Lê thanh S để hỏi về việc mua heroin của ai về sử dụng. Các con nghiện trên đều khai thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 -2000 đã nhiều lần mua heroin của Ngụy Tôm M và Nguyễn Thị Th với giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng một liều về sử dụng; khám nhà Ngụy Tôm M, cơ quan điều tra thu được tại ngăn tủ 10 gói heroin có trọng lượng 0.01 gam, nhưng Ngụy Tôn M và Nguyễn Thị Th không thừa nhận đã bán heroin cho các con nghiện nói trên, mà nại rằng, M là con nghiện nên có mua 10 liều thuốc heroin để sử dụng dần. Mặc dù m và Th không nhận bán heroin cho các con nghiện nhưng căn cứ vào các chứng từ khác, nhất là lời khai của các con nghiện thì vẫn có căn cứ xác định hành vi của M và Th là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. 
     
    Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là bằng lời nói hoặc hành động để người khác cho mình chất ma túy rồi dùng chất ma túy đó đem bán cho người khác lấy ít tiền hoặc tài sản. Việc xin chất ma túy nhằm bán lại cho người khác trong thực tế rất ít xảy ra, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra. Nếu xin được ma túy mà bán ngay cho người khác thì hành vi của người phạm tội là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, nhưng nếu xin được chất ma túy rồi đem cất giữ sau đó mới bán cho người khác thì phải định tội là tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
     
    Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy sau đó đem bán chất ma túy cho người khác. Hành vi tàng trữ chất ma túy hoàn toàn giống với hành vi tàng trữ chất ma túy trái phép đã nếu ở trên, chỉ khác ở chỗ nếu chỉ tàng trữ mà không đem bán hoặc không chứng minh được mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó thì người phạm tội chỉ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy còn nếu đem bán chất ma túy đó hoặc chứng minh được người phạm tội có mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó thì phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
     
    Vận chuyển chất ma túy để bán trái phép cho người khác cũng giống như hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy đã giới thiệu ở trên, chỉ khác hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy ở chỗ người phạm tội không chỉ vận chuyển mà còn bán chất ma túy mà mình vận chuyển cho người khác. Việc chứng minh người phạm tội có mục đích bán chất ma túy mà mình vận chuyển cho người khác hay không, trách nhiệm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
     
    Nếu không chứng minh được người phạm tội có mục đích bán chất ma túy mà họ vận chuyển cho người khác thì chỉ định tội là “ vận chuyển trái phép chất ma túy”, còn nếu chứng minh được người phạm tội có mục đích bán chất ma túy mà họ vận chuyển trái phép thì định tội là “vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy”.
     
     Nếu hành vi vận chuyển chất ma túy không trái phép và người vận chuyển chất ma túy đó lại bán cho người khác một cách trái phép thì phải định tội là “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy”. Ví dụ: ngày 26-10-2001, Công an xã G đã thu một bao tải có 5.000 ống thuốc Diazenpam do anh Nguyễn Văn S nộp, anh S khai số thuốc trên khi anh lái đò chở khách vớt được trên sông ngày 24-10-2001 thì ngày 25-10-2001 có anh Đinh Công Ch và một người khác đi cùng đến xin chuộc với giá 600.000 đồng và nói là thuốc kích thích hoa quả. Do nghi ngờ, nên anh S không đồng ý cho chuộc và đem nộp cho công an. Sau khi thu số thuốc trên, Công an xã giao cho Đỗ Xuân H và Phạm Văn K vận chuyển số thuốc Diazenpam lên công an huyện. Trên đường vận chuyển, H và K bàn với nhau bán 500 ống thuốc Diazenpam cho Nguyễn Thị M có quầy bán thuốc tân dược ở thị trấn Q. Hành vi của H và K là hành vi phạm tội “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy” vì hành vi vận chuyển chất ma túy của H và K không trái phép.
     
    Cũng coi là hành vi mua bán trái phép chất ma túy nếu dùng chất ma túy để trao đổi, để thanh toán trái phép hoặc dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma túy để bán lại trái phép cho người khác. Ví dụ: do buôn bán chung với nhau, nên Đoàn Văn D nợ Hoàng Thế Q 60.000.000 đồng. Q đòi nhiều lần nhưng D vẫn không thanh toán cho Q. Ngày 22-10-2001, Q đến nhà D đòi nợ, D nói: “ Em có một cân thuốc phiện anh lấy bán trừ nợ cho em”. Q suy nghĩ một lát rồi đồng ý lấy thuốc phiện của D, Q tìm nơi tiêu thụ thì bị bắt, trong trường hợp này cả D và Q đều phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
     
    Khi xác định hành vi mua bán trái phép chất ma túy cần chú ý một số vấn đề sau:
     
    Chất ma túy mà người phạm tội có để bán cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có; không phụ thuộc vào chất ma túy đó là thật hay giả, có hàm lượng cao hay thấp.
     
    Việc xác minh người phạm tội có mục đích bán chất ma túy cho người khác hay không, là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép chất ma túy của họ, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là “tàng trữ trái phép chất ma túy” hay tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” hoặc “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”. Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì “mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
     
    Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền cồng hoặc các lợi ích khác;
     
    Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
     
    Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
     
    Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái pép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có)
     
    Dùng tài sản khống phải là tiền đem trao đối, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
     
    Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
     
    Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
     
    Người tổ chức, xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy
     
    Hành vi chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cướp chất ma túy, bắt cóc nhằm chiếm đoạt chất ma túy, cưỡng đoạt chất ma túy, cướp giật chất ma túy, công nhiêm chiếm đoạt chất ma túy, trộm cắp chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt chất ma túy, tham ô chất ma túy.
     
    Hành vi chiếm đoạt chất ma túy cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt chất ma túy ngay trước, trong khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.
     
    Nếu người phạm tội không có ý thức chiếm đoạt chất ma túy hoặc không chứng minh được ý thức chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt được tài sản mới biết trong tài sản còn có chất ma túy nhưng người phạm tội vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì không bị coi là hành vi mua bán trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội có tính chất chiếm đoạt (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản….) và tội tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép chất ma túy.
     
    Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản người phạm tội mới biết trong tài sản có chất ma túy và đem chất ma túy đó nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không coi là hành vi chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ bị coi là chiếm đoạt tài sản.Ví dụ: ngày 23-12-2001, Đỗ Quyết Th, Vũ Xuân H rủ nhau đi cướp giật. Th chở H bằng xe máy đến khu vực Cầu giấy, H phát hiện có một phụ nữ đi xe đạp, trên tay lái (ghi đông) có treo một chiếc túi xách, H ra hiệu cho Th ép chiếc xe để H giật chiếc túi treo trên ghi đông xe đạp. Sau khi giật được chiếc túi xách, H và Th lục túi mà không thấy tiền mà chỉ có 10 tép (liều) heroin nên bàn với nhau đem nộp cho công an. Tuy nhiên, nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt ma túy nhưng khi thực hiện chiếm đoạt thì lại không có ma túy mà chỉ có tài sản thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt ma túy. Nếu người phạm tội không có mục đích rõ rệt là sẽ chiếm đoạt cái gì (cái gì cũng được) nhưng khi chiếm đoạt lại là ma túy thì vẫn bị truy cứu về tội chiếm đoạt ma túy.
     
    Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 Bộ Luật hình sự, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
     
    Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc coca có trọng lượng dưới một gam
     
    Heroin hoặc cocain có trọng lượng dưới không phải một gam
     
    Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây coca có trọng lượng dưới một kilogam 
     
    Quả thuốc phiện kho có trọng lượng dưới năm kilogam
     
    Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilogam
     
    Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam
     
    Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililit trở xuống.
     

    14