Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu
Nội dung chính
Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu
Cụ thể, Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL điều chỉnh việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL thì nguyên tắc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu như sau:
(1) Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, trừ trường hợp quy định tại (2) và (3)
(2) Việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm phê phán, lên án các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
(3) Việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu nhằm mục đích nghệ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL
Như vậy, hiện nay pháp luật quy định không được sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu trừ một số trường hợp ngoại lệ cụ thể như đã nêu trên.
Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu (Ảnh từ Internet)
Sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong sân khấu và tác phẩm điện ảnh nhằm mục đích nghệ thuật
Như đã nói ở trên, quy định pháp luật vẫn cho phép sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu nhằm mục đích nghệ thuật.
Cụ thể, trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL như sau:
(1) Sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong sân khấu nhằm mục đích nghệ thuật
- Sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong sân khấu bao gồm:
+ Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật;
+ Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định;
+ Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá.
- Khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
(2) Sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh nhằm mục đích nghệ thuật
- Sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh nhằm mục đích nghệ thuật bao gồm:
+ Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL
+ Các trường hợp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định, phân loại phim.
- Trường hợp phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, phân loại phim thì việc phổ biến phim phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Phim phải được phân loại theo tiêu chí và thực hiện mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.
+ Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định:
Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
1. Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim
a) Phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P;
b) Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim, và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim bằng các hình thức sau: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp và các hình thức phù hợp khác;
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, người xem đưa ra quyết định nghe, xem phim cung cấp trên dịch vụ, đảm bảo mức phân loại phim được hiển thị rõ ràng và nổi bật;
Mức phân loại phim phải được hiển thị ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình trong suốt thời gian phổ biến phim, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác;
2. Nguyên tắc thực hiện cảnh báo
a) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quá trình phổ biến phim;
b) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim; hiển thị tối đa 03 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên.
3. Nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
a) Nội dung hiển thị là mức phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;
b) Nội dung cảnh báo là các tiêu chí phân loại phim theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gồm: Chủ đề, nội dung; Bạo lực; Khỏa thân, tình dục; Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; Kinh dị; Ngôn ngữ thô tục; Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Trường hợp trong phim xuất hiện cả 07 tiêu chí phân loại, thì thực hiện cảnh báo đầy đủ các tiêu chí.
Như vậy, việc thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo được quy định cụ thể như trên.
Thông tư 14/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ 25 tháng 01 năm 2025.