Hạch toán của các đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?
Nội dung chính
Hạch toán của các đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?
Tại Điều 43 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
1. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh của SCIC là đơn vị không có vốn và tài sản riêng. Toàn bộ vốn, tài sản của đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh thuộc sở hữu của SCIC và hạch toán tập trung tại SCIC; được tổ chức theo khu vực, phù hợp với quy mô và nhu cầu quản lý, hoạt động của SCIC do Hội đồng thành viên quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
2. Mỗi đơn vị hạch toán phụ thuộc và chi nhánh có Giám đốc, các Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Quy chế tổ chức, hoạt động của đơn vị trực thuộc và chi nhánh do Tổng Giám đốc SCIC quy định theo phân cấp của Hội đồng thành viên.
Tại Điều 44 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
Văn phòng đại diện trong nước và ngoài nước của SCIC là các đơn vị trực thuộc SCIC do Hội đồng thành viên quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương để thực hiện một số công việc và không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
Theo như quy định trên thì các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh của SCIC là đơn vị không có vốn và tài sản riêng. Toàn bộ vốn, tài sản của đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh thuộc sở hữu của SCIC và hạch toán tập trung tại SCIC; được tổ chức theo khu vực, phù hợp với quy mô và nhu cầu quản lý, hoạt động của SCIC do Hội đồng thành viên quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
Hạch toán của các đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Hình thức tham gia quản lý của người lao động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là gì?
Tại Điều 45 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về hình thức tham gia quản lý của người lao động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
Người lao động tham gia quản lý SCIC thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
- Hội nghị người lao động.
- Đối thoại tại nơi làm việc.
- Tổ chức Công đoàn SCIC.
- Ban Thanh tra nhân dân
- Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Người lao động trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có những quyền lợi và chính sách gì?
Tại Điều 46 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền của người lao động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến và đề xuất với các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
Tại Điều 47 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền của tập thể người lao động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
Tập thể người lao động trong SCIC có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của SCIC; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm của người lao động.
Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến và đề xuất với các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
Tại Điều 48 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về hội nghị người lao động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
Hàng năm SCIC có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của SCIC và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tại Điều 49 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quan hệ giữ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước với người lao động trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:
1. Quan hệ giữa SCIC và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động hiện hành.
2. Tổng Giám đốc SCIC lập kế hoạch để Hội đồng thành viên thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng lao động, buộc thôi việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý và người lao động trong SCIC cũng như mối quan hệ giữa SCIC với các tổ chức Công đoàn của người lao động.
Như vậy, Người lao động trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có những quyền lợi và chính sách được quy định như trên.