Giấy phép lao động có thời hạn mấy năm theo quy định của pháp luật hiện hành?

Giấy phép lao động có thời hạn mấy năm theo quy định của pháp luật hiện hành? Trường hợp gia hạn giấy phép lao động thì chỉ được gia hạn bao nhiêu lần?

Nội dung chính

    Giấy phép lao động có thời hạn mấy năm theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2021) thì:

    Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

    1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

    2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

    3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

    4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

    5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

    6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

    8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

    9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 thì: trường hợp gia hạn giấy phép lao động thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

    11