Dựa trên căn cứ nào để công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam? Giấy tờ nào có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam?

Công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam dựa trên căn cứ gì? Giấy tờ nào có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam?

Nội dung chính

    Công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam dựa trên căn cứ gì?

    Theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

    Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
    1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
    2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
    a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
    b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
    d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
    đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
    3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
    4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
    5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.

    Như vậy, căn cứ để thôi quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài.

    Lưu ý:

    - Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    + Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    + Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

    + Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

    + Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

    - Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

    - Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

    Dựa trên căn cứ nào để công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam? Giấy tờ nào có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam? (Hình từ Internet)

    Giấy tờ nào có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam?

    Căn cứ quy định Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam như sau:

    Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
    Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
    1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
    2. Giấy chứng minh nhân dân;
    3. Hộ chiếu Việt Nam;
    4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

    Như vậy, để chứng minh người có quốc tịch Việt Nam thì dựa trên một trong các giấy tờ sau đây:

    - Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

    - Giấy chứng minh nhân dân;

    - Hộ chiếu Việt Nam;

    - Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

    Ai có thẩm quyền quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước?

    Căn cứ quy định Tiểu mục 3 Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 quy định về thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước như sau:

    Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước
    ...
    Số lượng hồ sơ: 03 bộ
    Thời hạn giải quyết: 75 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)
    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
    Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước
    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp.
    Cơ quan phối hợp: Công an cấp tỉnh.
    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước
    Lệ phí: 2.500.000 đồng.
    Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
    - Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.1)
    - Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện) (Mẫu TP/QT-2020-ĐXTQT.2)
    - Bản khai lý lịch (Mẫu TP/QT-2020-BKLL)

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước là Chủ tịch nước.

    7