Dự kiến miễn tiền thuế đất với đất nông nghiệp đến năm 2030?
Nội dung chính
Dự kiến miễn tiền thuế đất với đất nông nghiệp đến năm 2030?
Bộ trưởng Tài chính ủy quyền Thủ tướng trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ đó miễn tiếp thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, giúp đảm bảo an ninh lương thực, tăng cạnh tranh của Việt Nam.
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết số 107/2020/QH14 quy định về thời hạn miễn thuế đất đối với đất nông nghiệp như sau:
Điều 1. Thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Như vậy, theo Nghị quyết số 107/2020/QH14 miễn tiền thuế đất với đất nông nghiệp kéo dài từ năm 2010 đến cuối năm 2025. Hiện tại, Bộ trưởng Tài chính ủy quyền Thủ tướng đang xem xét, thống nhất và trình Bộ Quốc hội về vấn đề miễn tiền thuế đất với đất nông nghiệp đến năm 2030 theo Tờ trình 151 ngày 14/3/2025 của Chính phủ.
Dự kiến miễn tiền thuế đất với đất nông nghiệp đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Đối tượng được miễn thuế đối với đất nông nghiệp theo Luật hiện hành?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định về miễn tiền thuế đất với đất nông nghiệp theo các trường hợp cụ thể sau:
(1) Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo và các hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn được quy định cụ thể đối với các trường hợp sau:
- Hộ sản xuất ở sườn núi cao, hải đảo xa đất liền, ruộng bậc thang không thể cày bừa được bằng trâu bò
- Hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số sống trên các sườn núi cao và vùng sâu, vùng xa hẻo lánh
- Hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số ở các vùng khác mà đời sống khó khăn như gặp tai nạn bất ngờ, gia đình thương bình, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng ngoài diện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 16 Nghị định 74-CP năm 1993.
(2) Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa được quy định cụ thể đối với các trường hợp sau:
- Chủ hộ là người trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không còn khả năng lao động.
- Người tàn tật già yếu sống độc thân không nơi nương tựa.
(3) Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3.
(4) Hộ gia đình liệt sỹ được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là hộ có người được hưởng trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng theo quy định hiện hành.
(5) Giảm tối đa không quá 50% số thuế ghi thu cho hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, hải đảo, biên giới và các hộ nông dân thuộc dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn khó khăn ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 74-CP năm 1993.
(6) Giảm tối đa không quá 50% số thuế ghi thu cho hộ gia đình thương binh, liệt sỹ, bệnh binh ngoài đối tượng quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 16 Nghị định 74-CP năm 1993 mà đời sống có nhiều khó khăn.
- Diện tích được xét giảm hoặc miễn thuế của mỗi hộ theo quy định tại Điều này là diện tích thực canh tác, nhưng không vượt quá hạn mức theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2024.
Trường hợp nào bị thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai?
Căn cứ Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
- Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
- Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2024.
- Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
- Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 81 Luật Đất đai 2024 không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.