Dự án nhóm C là công trình cấp mấy? Dự án nhóm C được phân loại như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Dự án nhóm C là công trình cấp mấy? Dự án nhóm C được phân loại như thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công là hành vi nào?

Nội dung chính

Dự án nhóm C là công trình cấp mấy? Dự án nhóm C được phân loại như thế nào?

Dự án nhóm C là một loại dự án đầu tư công có tổng mức đầu tư nhỏ, được phân loại dựa trên quy mô và mức độ quan trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Đầu tư công 2024, theo đó, dự án nhóm C được phân loại như sau:

Điều 11. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 240 tỷ đồng.
2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 160 tỷ đồng.
3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 90 tỷ đồng.

Cụ thể:

(1) Các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 240 tỷ đồng

Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024 sẽ nằm trong các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 240 tỷ đồng, cụ thể:

- Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

- Công nghiệp điện;

- Khai thác dầu khí;

- Hóa chất, phân bón, xi măng;

- Chế tạo máy, luyện kim;

- Khai thác, chế biến khoáng sản;

- Xây dựng khu nhà ở.

(2) Các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 160 tỷ đồng:

Các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 160 tỷ đồng là các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024, bao gồm:

- Giao thông, trừ dự án giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

- Thủy lợi, phòng chống thiên tai;

- Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

- Kỹ thuật điện;

- Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

- Hóa dược;

- Sản xuất vật liệu, trừ dự án hóa chất, phân bón, xi măng;

- Công trình cơ khí, trừ dự án chế tạo máy, luyện kim;

- Bưu chính, viễn thông.

(3) Các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng:

Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024 sẽ nằm trong các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng:

- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

- Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

- Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

- Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024;

(4) Các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng:

Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024 sẽ nằm trong các dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng:

- Y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, giáo dục;

- Nghiên cứu khoa học, môi trường, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, tài chính, ngân hàng;

- Kho tàng;

- Du lịch, thể dục, thể thao;

- Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024;

e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 Luật Đầu tư công 2024.

Như vậy, dự án nhóm C không được phân loại theo cấp công trình (như cấp I, II, III) mà được phân loại theo tổng mức đầu tư và lĩnh vực đầu tư.

Trên đây là Dự án nhóm C là công trình cấp mấy? Dự án nhóm C được phân loại như thế nào?

Có bao nhiêu nguyên tắc quản lý dự án nhóm C?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Đầu tư công 2024:

Các nguyên tắc quản lý dự án nhóm C bao gồm:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công là hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Đầu tư công 2024:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công bao gồm:

- Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

- Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

- Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

- Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.

saved-content
unsaved-content
78