Đơn giản hóa thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay? Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân tổ chức lại theo quyết định của CQNN có thẩm quyền quy định ra sao?
Nội dung chính
Đơn giản hóa thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay? Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân tổ chức lại theo quyết định của CQNN có thẩm quyền quy định ra sao?
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay\trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân tổ chức lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Tiểu mục 21 Mục IV Phần 1 Phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng phát triển Việt Nam do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010 như sau:
Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay\Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân tổ chức lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - B-NPT-098211-TT
- Ghép thủ tục B-NPT-098211-TT vào thủ tục B-NPT-098192-TT
- Bỏ các tài liệu:
+ Biên bản làm việc giữa Chi nhánh NHPT và khách hàng về xử lý tài sản bảo đảm.
+ Báo cáo tài chính đến thời điểm đề nghị xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng.
+ Hợp đồng tín dụng (phụ lục hợp đồng tín dụng); Hợp đồng bảo đảm tiền vay (phụ lục hợp đồng bảo đảm tiền vay).
- Quy định “Văn bản đề nghị xử lý TSBĐ của khách hàng” – bản chính.
- Yêu cầu, điều kiện:
Bỏ cụm từ “… thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng không trả được và không xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ thì NHPT được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; …” trong điều kiện “d) Trường hợp khách hàng bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng không trả được và không xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ thì NHPT được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ”.