Đối tượng nào được học lái xe quân sự? Người học lái xe quân sự phải đảm bảo các điều kiện nào?

Đối tượng nào được học lái xe quân sự? Người học lái xe quân sự phải đảm bảo các điều kiện nào?

Nội dung chính

    Đối tượng nào được học lái xe quân sự?

    Tại Điều 8 Thông tư 170/2021/TT-BQP có quy định điều kiện đối với người học lái xe quân sự như sau:

    Điều kiện đối với người học lái xe quân sự

    1. Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

    2. Đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:

    a) Từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E: Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

    b) Từ hạng C lên hạng Fc, Fx: Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên (trừ các trường hợp đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc Fx theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu);

    c) Từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên hạng E: Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

    3. Riêng đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2 Điều này phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

    Như vậy, đối tượng được học lái xe quân sự bao gồm:

    - Quân nhân;

    - Công chức quốc phòng;

    - Công nhân và viên chức quốc phòng;

    - Lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

    Giấy phép lái xe quân sự được phân hạng như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định giấy phép lái xe quân sự được phân hạng như sau:

    (1) Giấy phép lái xe quân sự hạng A1

    Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

    (2) Giấy phép lái xe quân sự hạng A2

    Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

    (3) Giấy phép lái xe quân sự hạng A3

    Cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có kết cấu tương tự; các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

    (4) Giấy phép lái xe quân sự hạng B2

    Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe); ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

    (5) Giấy phép lái xe quân sự hạng C

    Cấp cho người điều khiển các loại ô tô vận tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2.

    (6) Giấy phép lái xe quân sự hạng D

    Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C.

    (7) Giấy phép lái xe quân sự hạng E

    Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D.

    (8) Giấy phép lái xe quân sự hạng FC

    Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc; đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc.

    (9) Giấy phép lái xe quân sự hạng Fx

    Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để điều khiển xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự.

    Lưu ý: Người có Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D, E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo theo một rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc có trọng tải không quá 750 kg.

    Người học lái xe quân sự phải đảm bảo các điều kiện nào?

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định người học lái xe quân sự phải đảm bảo các điều kiện sau:

    - Người học lái xe là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng.

    - Có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

    Ngoài ra, người học lái xe nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:

    - Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên đối với các giấy phép lái xe quân sự sau:

    + Từ hạng B2 lên hạng C

    + Từ hạng C lên hạng D

    + Từ hạng D lên hạng E

    - Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên đối với các giấy phép lái xe quân sự từ hạng C lên hạng Fc, Fx

    - Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên đối với các giấy phép lái xe quân sự sau:

    + Từ hạng B2 lên hạng D

    + Từ hạng C lên hạng E

    Riêng đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại trên thì phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

     

    49