Điều kiện, thủ tục nhập khẩu thiết bị in theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Điều kiện, thủ tục nhập khẩu thiết bị in theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm đối tượng nào?

Nội dung chính

    Điều kiện, thủ tục nhập khẩu thiết bị in theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

    Theo đó, thủ tục nhập khẩu thiết bị in từ tháng 5/2018 là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 15 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Thiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:

    + Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;

    + Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress;

    + Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;

    + Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

    - Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm:

    + Cơ sở in;

    + Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;

    + Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.

    - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết chủng loại thiết bị in nhập khẩu phù hợp với sự phát triển của công nghệ, thiết bị in trong từng thời kỳ.

    Thông tin của thiết bị in nhập khẩu phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in.

    Trân trọng!

    6