Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng hạng III theo quy định hiện hành là gì?
Nội dung chính
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng hạng III theo quy định hiện hành là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
1. Điều kiện chung đối với các hạng như sau:
a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận theo pháp luật Dân sự về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
2. Hạng I:
a) Có ít nhất 02 cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
b) Có cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 1 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
c) Đối với tổ chức khảo sát địa hình: Đã thực hiện khảo sát địa hình ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên;
d) Đối với tổ chức khảo sát địa chất: Đã thực hiện khảo sát địa chất ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
3. Hạng II:
a) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
b) Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 1 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
c) Đối với tổ chức khảo sát địa hình: Đã thực hiện khảo sát địa hình ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên;
d) Đối với tổ chức khảo sát địa chất: Đã thực hiện khảo sát địa chất ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.
4. Hạng III:
a) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
b) Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 1 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Như vậy, tổ chức khảo sát xây dựng hạng III phải đáp ứng điều kiện chung như sau:
- Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận theo pháp luật Dân sự về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
- Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
Bên cạnh đó, tổ chức khảo sát xây dựng hạng III còn phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 1 Phụ lục VI Nghị định 175/2024/NĐ-CP tương ứng với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng hạng III theo quy định hiện hành là gì? (Ảnh từ Internet)
Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng là gì?
Căn cứ tại Điều 81 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Theo đó, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:
- Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn 01 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó có 01 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu) đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn 01 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Hạng III: Đã tham gia lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn 01 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Nội dung các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 84 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Nội dung công việc và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
1. Nội dung các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
a) Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư; định mức xây dựng; giá xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng;
c) Đo bóc khối lượng;
d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
đ) Xác định giá gói thầu; giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
e) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
g) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán; lập, thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
2. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định này và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Đã phụ trách lĩnh vực chuyên môn của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc chủ trì một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B hoặc 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II;
...
Như vậy, nội dung các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
- Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
- Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư; định mức xây dựng; giá xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng;
- Đo bóc khối lượng;
- Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
- Xác định giá gói thầu; giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
- Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán; lập, thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.