Đến năm 2025 thì 95% công chức cơ quan Bộ Xây dựng có bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên không?

95% công chức cơ quan Bộ Xây dựng phải có trình độ từ đại học trở lên năm 2025 đúng không?

Nội dung chính

    Đến năm 2025 thì 95% công chức cơ quan Bộ Xây dựng có bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên không?

    Căn cứ tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2022 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1413/QĐ-BXD năm 2022 quy định mục tiêu trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Bộ Xây dựng như sau:

    Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2022 - 2030

    ...

    2.2. Mục tiêu

    ...

    2.2.2. Mục tiêu cụ thể

    a) Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

    - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp Bộ có phẩm chất tốt, có bản lĩnh chính trị, có tính chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn cao trong tham mưu xây dựng chính sách, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ.

    - Phấn đấu 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về:

    + Lý luận chính trị;

    + Kiến thức về quốc phòng và an ninh;

    + Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;

    + Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.

    + Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

    (1) Đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Bộ Xây dựng

    - Về trình độ chuyên môn:

    + Đến năm 2025, phấn đấu 95% công chức có trình độ từ đại học trở lên, trong đó, trên 70% có trình độ sau đại học và 12% có trình độ tiến sĩ; nâng tỷ lệ đào tạo chuyên môn về xây dựng và các lĩnh vực liên quan đến xây dựng lên 75%;

    + Đến năm 2030, phấn đấu 100% công chức có trình độ từ đại học trở lên, trong đó, trên 80% có trình độ sau đại học và 15% có trình độ tiến sĩ; nâng cao tỷ lệ đào tạo chuyên môn về xây dựng và các lĩnh vực liên quan đến xây dựng lên 90%.

    ...

    Như vậy, theo Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2022 - 2030, mục tiêu đến năm 2025, đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Bộ Xây dựng phải phấn đấu 95% công chức có trình độ từ đại học trở lên.

    Trong đó cán bộ, công chức cơ quan Bộ Xây dựng, trên 70% có trình độ sau đại học và 12% có trình độ tiến sĩ; nâng tỷ lệ đào tạo chuyên môn về xây dựng và các lĩnh vực liên quan đến xây dựng lên 75%.

     

    Đến năm 2025 thì 95% công chức cơ quan Bộ Xây dựng có bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên không? (Hình từ Internet)

    Mục tiêu về ngạch công chức trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2022 - 2030 được quy định như thế nào?

    Theo tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2022 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1413/QĐ-BXD năm 2022 quy định mục tiêu về ngạch công chức như sau:

    - Phấn đấu đến năm 2025, 95% công chức Bộ Xây được công nhận là chuyên viên (và tương đương trở lên), trong đó có 8% công chức Bộ Xây dựng được công nhận là chuyên viên cao cấp (và tương đương); 48% được công nhận là chuyên viên chính (và tương đương);

    - Phấn đấu đến năm 2030, 100% công chức Bộ Xây được công nhận là chuyên viên (và tương đương trở lên), trong đó có 10% công chức Bộ Xây dựng được công nhận là chuyên viên cao cấp (và tương đương); 55% được công nhận là chuyên viên chính (và tương đương).

    Mục tiêu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

    Tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2022 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1413/QĐ-BXD năm 2022 quy định mục tiêu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương như sau:

    - Về trình độ chuyên môn: 100% công chức quản lý nhà nước có trình độ từ đại học trở lên, nâng tỷ lệ công chức có trình độ sau đại học (cụ thể: phấn đấu đến 2025, nâng tỷ lệ công chức có trình độ sau đại học ở cấp tỉnh là 40%, cấp huyện là 20% và cấp xã là 10%; đến năm 2030, tiếp tục nâng tỷ lệ công chức có trình độ sau đại học với cấp tỉnh là 50%, cấp huyện là 30% và cấp xã là 12%). Tăng tỷ lệ công chức được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm về chuyên môn xây dựng và các lĩnh vực liên quan đến xây dựng đạt trên 90%.

    Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị, cụ thể: 90% ở cấp tỉnh, 100% ở cấp huyện và 75% ở cấp xã.

    - Về trình độ lý luận chính trị:

    Đến năm 2025:

    + Cấp tỉnh: 65% cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 20% có trình độ cao cấp lý luận chính trị;

    + Cấp huyện: 68% cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 17% có trình độ cao cấp lý luận chính trị;

    + Cấp xã: 58% cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 5% có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

    Đến năm 2030:

    + Cấp tỉnh: 80% cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 30% có trình độ cao cấp lý luận chính trị;

    + Cấp huyện: 75% cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 20% có trình độ cao cấp lý luận chính trị;

    + Cấp xã: 65% cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 10% có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

    - Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

    + Phấn đấu 100% cán bộ, công chức có trình độ tin học từ cơ bản trở lên; đội ngũ công chức được bồi dưỡng về các phần mềm tin học có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, như AutoCad, GIS, BIM ...;

    + Phấn đấu đến năm 2025, 75% cán bộ, công chức quản lý nhà nước tại địa phương được bồi dưỡng về ngoại ngữ; trong đó 35% công chức có trình độ từ bậc 2 trở lên và 10% có trình độ từ bậc 4 trở lên; và đến năm 2030, 85% cán bộ, công chức được bồi dưỡng về ngoại ngữ; trong đó có ít nhất 50% công chức có trình độ từ bậc 2 trở lên, 20% có trình độ từ bậc 4 trở lên (theo khung năng lực 6 bậc).

    10