Đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị tại TP HCM có thuộc định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu không?

Định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu có gồm đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị tại TP HCM không? Biệt thự cũ TP.HCM là công trình kiến trúc có giá trị khi nào?

Nội dung chính

    Đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị tại TP HCM có thuộc định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu không?

    Căn cứ điểm f khoản 1 Điều 6 Quyết định 56/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh về định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan quy định như sau:

    Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
    ...
    1. Định hướng chung:
    ...
    f) Định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu:
    Phát triển khu vực đô thị cũ hiện hữu theo hướng, từng bước bổ sung cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là bổ sung giao thông công cộng; cải tạo chỉnh trang để có được sự đồng bộ về kiến trúc, cảnh quan đô thị cho từng khu vực. Khuyến khích các dự án cải tạo chỉnh trang đô thị, trọn ô phố, tạo thêm các không gian mở, các công trình dịch vụ đô thị, tăng thêm chỗ đậu xe; hạn chế các dự án khoét lõm quy mô nhỏ, trong các hẻm nhỏ, thiếu kết nối đồng bộ với không gian đô thị hiện hữu. Đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị. Khuyến khích hình thành các không gian công cộng, tiện ích công cộng, dịch vụ đô thị,... Các công trình công cộng xây dựng trong khu hiện hữu có thể xem xét gia tăng tầng cao, giảm mật độ xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hạ tầng và tiện ích đô thị cần có các giải pháp để góp phần giảm ngập, nâng cao chất lượng môi trường đô thị...
    ...

    Như vậy, đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị thuộc định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị có thuộc định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu không?

    Đẩy mạnh bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị có thuộc định hướng chung kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu không? (Hình từ Internet)

    Khi nào biệt thự cũ tại TP.HCM được xem xét là công trình kiến trúc có giá trị?

    Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Quyết định 56/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh về yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc quy định như sau:

    Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
    1. Đối với cảnh quan đô thị:
    Phải thể hiện được các đặc điểm sau:
    a) Là “đô thị vùng sông nước” của Nam Bộ với hệ thống sông rạch dày đặc tạo nên huyết mạch kết nối giao thông thủy khu vực, khí hậu hai mùa (mùa khô - mùa mưa) rõ rệt, mặt nước - cây xanh lan sâu vào không gian đô thị,…với những thương cảng, phố chợ, cảnh “trên bến dưới thuyền”, hình thành nếp sinh hoạt lâu đời và cảnh quan gắn bó của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh xưa và nay.
    b) Sự đa dạng về văn hóa, người Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh dung nạp, tiếp nhận các yếu tố khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa mà không mất đi nét riêng của cộng đồng.
    c) Sự phát triển từ một đô thị nhỏ, bố cục đường phố chia ô bàn cờ theo kiểu đô thị phương Tây gắn với sông Sài Gòn, nay Thành phố là đô thị lớn với sự đa dạng về hình thái kiến trúc. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, xu thế về quy hoạch đô thị và kiến trúc hiện đại là định hướng chung tất yếu nhưng nhiều công trình được xây dựng qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau như: biệt thự cũ, công sở, dinh thự, trường học, đình chùa, địa đạo…đã mang dấu ấn của “Sài Gòn xưa” tạo nên sự đa dạng về kiến trúc và nhiều công trình được xem xét là công trình kiến trúc có giá trị.
    d) Sự hòa quyện hài hòa giữa không gian cảnh quan và kiến trúc mới - cũ của đô thị, tinh thần văn hóa “văn minh, hiện đại, nghĩa tình” là nền tảng về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh.
    ...

    Theo đó, biệt thự cũ tại Thành phố Hồ Chí Minh được xem xét là công trình kiến trúc có giá trị khi:

    - Mang dấu ấn lịch sử, phản ánh được đặc trưng văn hóa, kiến trúc qua các giai đoạn phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Đóng góp vào sự đa dạng về kiến trúc đô thị, tạo nên nét đặc trưng của "Sài Gòn xưa".

    - Có giá trị về thẩm mỹ, văn hóa, hoặc lịch sử, thể hiện qua thiết kế kiến trúc, bố cục không gian, hoặc ý nghĩa gắn với thời kỳ hình thành và phát triển của thành phố.

    Cần làm gì với công trình kiến trúc có giá trị nhằm gìn giữ dấu ấn lịch sử của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh?

    Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 7 Quyết định 56/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh về yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc quy định như sau:

    Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
    ...
    2. Đối với công trình kiến trúc mới, cải tạo sửa chữa:
    a) Kế thừa, tiếp thu và phát huy các phong cách kiến trúc bản địa và xu hướng kiến trúc quốc tế qua các thời kỳ; tạo nên những công trình kiến trúc, không gian kiến trúc đa dạng, hài hòa, thân thiện, phù hợp nếp sinh hoạt cộng đồng.
    b) Bố cục không gian kiến trúc tận dụng cảnh quan sông nước, góp phần cải tạo môi trường cảnh quan gắn với phát triển kinh tế, du lịch của Thành phố.
    c) Bảo vệ và phát huy giá trị kiến trúc của các công trình di sản văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị nhằm gìn giữ dấu ấn lịch sử của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.
    d) Hình thức kiến trúc, chi tiết trang trí kiến trúc phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không gây phản cảm. Khuyến khích đưa các hình ảnh, biểu tượng truyền thống dân tộc vào công trình kiến trúc mới. Khi cải tạo sửa chữa công trình cũ, quan tâm bảo vệ, gìn giữ và kết hợp những chi tiết, cấu phần kiến trúc có giá trị đặc trưng của thành phố đã được kiểm kê, đánh giá và công nhận bởi các cơ quan đơn vị, hội đồng chuyên môn.
    đ) Sử dụng đa dạng vật liệu xây dựng từ vật liệu truyền thống, phổ biến đến các vật liệu đặc trưng, tiên tiến nhằm nâng cao thẩm mỹ kiến trúc và tính thích dụng, bền vững của công trình.
    ...

    Như vậy, để gìn giữ dấu ấn lịch sử của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị kiến trúc của các công trình kiến trúc có giá trị.

    18