Danh mục hồ sơ công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội được lập như thế nào?

Lập Danh mục hồ sơ công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Có thể tìm đọc và tham khảo vấn đề này tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Lập Danh mục hồ sơ công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? 

    Lập Danh mục hồ sơ công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 8 Quyết định 1139/QĐ-BHXH năm 2013 Quy định công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:

    - Tác dụng của Danh mục hồ sơ

    + Quản lý các hoạt động của cơ quan thông qua hệ thống hồ sơ.

    + Giúp cho cơ quan chủ động trong việc tổ chức lập hồ sơ và quản lý hồ sơ, tài liệu được chặt chẽ và khoa học.

    + Là căn cứ để kiểm tra, đôn đốc việc lập hồ sơ tại các đơn vị; góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cơ quan đối với việc lập hồ sơ và chuẩn bị nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

    + Là căn cứ để lựa chọn tài liệu có giá trị để lưu trữ và phục vụ sử dụng.

    - Căn cứ lập Danh mục hồ sơ

    Các căn cứ chủ yếu để lập Danh mục hồ sơ bao gồm: Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và các đơn vị trong cơ quan; Quy chế làm việc của cơ quan; Quy định về công tác lưu trữ của cơ quan; Kế hoạch, nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, của các đơn vị và của mỗi cá nhân; Danh mục hồ sơ của những năm trước; Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của hệ thống BHXH Việt Nam.

    - Nội dung lập Danh mục hồ sơ

    + Xây dựng khung đề mục của Danh mục hồ sơ

    Khung đề mục của Danh mục hồ sơ được xây dựng theo cơ cấu tổ chức. Thực hiện như sau:

    ++ Lấy tên các đơn vị trong cơ quan làm đề mục lớn (các phần) của Danh mục hồ sơ;

    ++ Trong từng đề mục lớn bao gồm các đề mục nhỏ là các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị;

    ++ Trong mỗi đề mục nhỏ, các hồ sơ được sắp xếp theo trình tự từ chung đến riêng, từ tổng hợp đến cụ thể, có kết hợp với vị trí và tầm quan trọng của hồ sơ.

    Mẫu danh mục hồ sơ (thực hiện theo Mẫu số 1)

    + Xác định những hồ sơ cần lập, dự kiến tiêu đề hồ sơ và đơn vị hoặc người lập

    ++ Xác định những hồ sơ cần lập trong năm, đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm lập hồ sơ dựa trên các căn cứ lập Danh mục hồ sơ tại Khoản 2 Điều này; đặc biệt là chương trình kế hoạch và nhiệm vụ công tác năm của cơ quan và của các đơn vị, nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng cá nhân trong đơn vị;

    ++ Tiêu đề hồ sơ cần ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải khái quát được nội dung của các văn bản, tài liệu sẽ hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc.

    Mẫu một số loại tiêu đề hồ sơ tiêu biểu (thực hiện theo Mẫu số 2).

    - Dự kiến thời hạn bảo quản của hồ sơ

    Thời hạn bảo quản của hồ sơ được ghi theo Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của hệ thống BHXH Việt Nam.

    - Đánh số, ký hiệu các đề mục và hồ sơ

    ++ Các đề mục lớn được đánh số liên tục bằng chữ số La Mã;

    ++ Các đề mục nhỏ (nếu có) trong từng đề mục lớn được đánh số riêng bằng chữ số Ả-rập;

    ++ Số, ký hiệu của hồ sơ bao gồm số thứ tự được đánh bằng chữ số Ả rập và ký hiệu (bằng các chữ viết tắt) của đề mục lớn. Chữ viết tắt của các đề mục lớn trong Danh mục hồ sơ do cơ quan quy định nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

    Việc đánh số hồ sơ có thể áp dụng một trong hai cách sau:

    Số của hồ sơ được đánh liên tục trong toàn Danh mục, bắt đầu từ số 01;

    Số của hồ sơ được đánh liên tục trong phạm vi từng đề mục lớn, bắt đầu từ số 01.

    - Tổ chức lập Danh mục hồ sơ

    + Danh mục hồ sơ được lập theo cách sau:

    Các đơn vị dự kiến Danh mục hồ sơ của đơn vị mình theo hướng dẫn nghiệp vụ của Văn thư cơ quan; Văn thư cơ quan tổng hợp thành Danh mục hồ sơ của cơ quan, bổ sung, chỉnh sửa (nếu cần); hoàn thiện dự thảo, trình Thủ trưởng đơn vị để trình Thủ trưởng cơ quan ký ban hành.

    + Danh mục hồ sơ do người đứng đầu cơ quan duyệt, ký ban hành vào đầu năm.

    + Văn thư sao chụp Danh mục hồ sơ đã được ban hành gửi các đơn vị, cá nhân liên quan để thực hiện lập hồ sơ theo Danh mục. Trong quá trình thực hiện, nếu có hồ sơ dự kiến chưa sát với thực tế hoặc có công việc giải quyết phát sinh thuộc trách nhiệm lập hồ sơ của đơn vị hoặc cá nhân nào thì đơn vị hoặc cá nhân đó cần kịp thời sửa đổi, bổ sung vào phần Danh mục hồ sơ của mình để Văn thư tổng hợp, bổ sung vào Danh mục hồ sơ của cơ quan.

    11